Hồn bám - Phần 3

23:49 |
Dặn dò con gái sau khi nói chuyện với Tâm Giao:

Hãy thu xếp việc cá nhân mà tới dự lễ tụng kinh của đám tang Tuyết Phương để cho linh hồn con bé được siêu thoát con nhé….!

Dường như bà đang nhắn gửi tâm tư, nỗi lòng mình cùng hương hồn người đã chết – Tuyết Phương – bà chắc chắn rằng, nó đang hòa nhập lẫn lộn vào trong thân xác và thần trí người con gái thân yêu của bà. Bà thoáng nhìn ra khuôn mặt trĩu sầu của Tuyết Phương đang ẩn hiện phảng phất trên khuông mặt mệt mỏi tái lạnh của Tâm Giao cho dù bà thật lòng không biết ngày hôm nay Tâm Giao – qua trung gian của kẻ vô hình – đã tự đem trong trắng hiến dâng để thất tiết với người bạn trai của người đã chết, nhưng bà vẫn không thể tránh hẳn nổi lo âu buồn phiền.

Giữa khuya đêm đó, bà cụ thức giấc sau một lúc chợp mắt ngắn ngủi, bà nhẹ nhàng xỏ chân vào đôi dép bông rón rén bước sang phòng của Tâm Giao khi nàng đang say sưa trong giấc ngủ miệt mài. Bà trở raphòng khách thắp một nén nhang rồi quay lại phòng ngủ của con gái. Bà nhẹ nhàng ngồi xuống một cái ghế sau khi kéo tấm chăn mềm lên che kín sát cổ của Tâm Giao. Bà bắt đầu to nhỏ thì thầm y như một người đang thành tâm cầu nguyện:

- Này Tuyết Phương! Con hãy an lòng nghe ta nói chuyện. Đây là tất cả những gì cần thiết ta muốn chân tình bày tỏ cùng con với tất cả lòng thương yêu của một người mẹ. Con cũng là một người mà ta rất thương yêu sau Tâm Giao mà thôi. Ta biết con rất đỗi đau buồn trước cái chết đau thương mà con vừa trải qua một cách đột ngột. Nhưng con phải hiểu, đó chỉ là nghiệp báo mà thôi, không có chi con phải lẩn quẩn mãi trong sắc giới muộn phiền. Con hãy yên vui đón nhận và nên quên bỏ đi tất cả mọi vướng mắc hữu hình. Điều này thực sẽ có lợi rất nhiều cho con.

Ta thực không đủ công năng để biết rõ nghiệp lực của con rồi sẽ ra sao sau khi con đã qua đời, con sẽ được siêu thăng viên mãn thoát khỏi sự tái sinh hay còn phải tái sinh để trả nghiệp làm người, làm súc sanh hay làm ngạ quỷ để trả dứt nghiệp lực của tiền kiếp đã quạ Nhưng ta muốn con hãy cùng ta hiểu rõ một điều, tất cả những gì con để lại trần thế như những tình cảm quyến luyến thân thương giữa con với thân tộc gia đình, giữa con với người thanh niên con sẽ dự định kết hôn, giữa con với các bạn hữu xa gần, trong đó có Tâm Giao, hay là những gì con hằng tư hữu về vật chất lẫn tinh thần, những thiếu đủ đói no, hạnh phúc buồn phiền, những của cải bạc tiền cùng những tương lai con từng hoạch định, ấp ủ.

Tất cả là những tạm bợ phù dụ Tất cả là những giả cảnh vô thường, chúng không hề còn liên hệ và góp phần ích lợi cho con sau khi con đã chết. Đó chẳng qua chính là nghiệp lực mà con phải gánh chịu. Chớ có luyến ái, oán hận, tiếc thương. Tất cả mọi nỗ lực của con để níu kéo lại những gì mà tâm linh con hiện thời còn đang vọng tưởng cũng đều bất lợi cho con. Tuyết Phương rất yêu quý! Bác nói thật cùng con, kinh nghiệm tức khắc của con sẽ chỉ là những niềm vui trong chốc lát, nó sẽ kéo theo những phiền muộn nhất thời có cường độ mạnh hơn, như sự căng thẳng và dùn lại của một sợi cao sụ Con hãy nghe lời ta phủ dụ, chớ nên luyến tiếc cái vui, cũng chớ nên thù hận, chán nản vì cái buồn. Rồi mai đây, nhờ những nghi thức ân cần và đầy lòng tâm từ của các vị cao tăng, các tăng ni Phật Tử sẽ tụng niệm và dìu dắt con, cỖac mối quan hệ từ thân tộc cho đến người yêu bạn bè, tất cả, họ sẽ cùng một chí tâm cao cả, sẽ đỡ con, sẽ giải thích, nhắc nhở và dẫn dắt con trở về đúng chỗ của con trong cõi vô hình để con được an bài theo nghiệp lực mà con đã có.

Biết đây con sẽ được tái sinh trên bình diện cao hơn.

Còn một điều này, cha mẹ con cùng những thân nhân đang còn sống, có thể vì muốn làm những điều ích lợi cho con theo cách họ nghĩ, sẽ hy sinh nhiều súc vật, tiến hành các cuộc tế lễ linh đình hoặc bố thí của cải, trong khi con, vì chưa nhận thấy lợi ích của các hành động ấy nên con có thể nổi giận khi nhận biết các việc kia vào lúc này sẽ đưa con tái sanh vào của địa ngục thì con nên giữ để khống chế các tư tưởng nóng giận, chúng sẽ khởi lên và làm hại tâm linh con rất nhiều.

Con hãy nghĩ đến mọi người mọi việc dù phải quấy ra sao bằng tất cả tấm lòng thương cảm, yêu thương, của cải còn để lại trên đời và gẻ như tất cả những thứ đó rơi vào tay người khác đến nỗi sẽ làm cho con uốt hận thì điều này sẽ làm hoen ố toàn bộ tâm trí của con, nó sẽ đưa con đến trạng thái, thay vì con sẽ được tái sinh trong một bình diện cao hơn, sung sướng hơn, con sẽ bị tái sinh và thế giới của địa ngục hoặc ngạ quỷ.

Ta thí dụ với con thêm điều này, con và bạn trai của con, cháu Đoàn Hùng từ nay sẽ vĩnh viễn thành hai miền âm dương cách biệt, ta hiểu được làm sao con chịu nổi khi mai đây, Đoàn Hùng sẽ phải tự quên con đi, phải thương yêu và san sẻ tình cảm và thể xác với bất kỳ người con gái nào khác. Nhưng con cũng cần phải bình tâm nghĩ rằng vì tình con yêu Đoàn Hùng sâu đậm hơn tất cả, con sẽ dốc toàn tâm lực để phù hộ và thu xếp hoàn bị cho cuộc đời tiếp tục của người thanh niên mà con không bao giờ còn có cơ hội để san sẻ cho nhau những hạnh phúc buồn vui cuộc đời.

Điều đó, mới chính là con yêu thương anh ta bằng một tình yêu cao cả. Vả lại, cũng chính như vậy, con sẽ cảm nhận được sức dẫn dắt mãnh liệt hơn. Vậy con đừng nghĩ làm gì đến những cái xấu xa ganh tỵ nữa mà hãy nhớ đến bất cứ tình trạng tín ngưỡng nào hoặc là con hãy bày tỏ một tình thương trong trắng và một đức tin khiêm nhường. Con hãy khấn cầu đấng đại từ đại bi và thiên thể hộ mệnh của con. Lời cầu nguyện chân thành theo hình thức ấy sẽ là một sự dẫn dắt vững chắc đối với con. Con có thể được bảo đảm không vị thất vọng. Điều này rất là quan trọng. Nhờ khẩn cầu như thế, một lần nữa trí nhớ sẽ đến, sự nhận biết với sự giải thoát sẽ được thành tựu cho con.

Những ngày sắp tới đây, các vị cao tăng minh mẫn, các tăng ni nhân hòa cùng tất cả mọi người thân thuộc sẽ dốc nhiều tâm lực để trì chú, lễ tụng, nhắc nhở và dẫn dắt con. Trừ phi là con không muốn, mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con bằng sự siêu thăng tịnh độ. Con sẽ được nhận lãnh tất cả những ơn phước thiêng liêng này. Lúc bấy giờ, con sẽ nhận ra ngay rằng lòng vị kỷ, tiếc nuối, tham sanh, tham lợi, vọng tưởng… Thảy đều là những sức cản ghê hồn làm trở ngại con đường tiến hóa của con.

Con có nghe ta nói không? Một tương lai vĩnh cửu đang đón đợi con ở trước mặt. Con hãy bằng lòng từ bỏ tất cả để yên ổn quay về. Tâm Giao là người bạn thương yêu của con chí cốt cũng chỉ có thể đóng góp vào sự nguyện cầu ráo riết trong việc dẫn lộ đi đến chỗ đại định cho con mà thôi. Nó không thể làm hơn bất cứ điều gì. Con nên đi ra ngoài nó! Con nên đi ra ngoài nó! Con nên đi ra ngoài nó, Tuyết Phương! Rồi hãy trở lại vị trí hiện hữu của con.
Bà cụ ngừng bặt lời thì thầm vào đúng lúc Tâm Giao cựa mình thức giấc. Nàng nhận biết ngay có mẹ Ở bên mình. Nàng nhỏm dậy dáo dác nhìn quanh như có ý tìm kiếm một hình bóng người nào. Mẹ nàng nói trong hơi thở:

Bác cám ơn con! Tuyết Phương. Con đã nhận ra những lời ta vừa cùng con tâm sự. Ta mong rằng con sẽ trở về, trả lại sự bình yên cho người bạn gái con hằng thương mến!

Tâm Giao gục đầu vào lòng mẹ như đứa trẻ còn thơ:

- Mẹ! Mẹ đang nói chuyện với ai vậy?

Tránh cho con nỗi sợ sệt, bà cụ cầm lấy hay bàn tay lạnh giá của con:

- Không! Mẹ đang cầu nguyện như mọi khi thôi. Con cố ngủ tiếp đi cho khỏe.

Nàng hỏi mẹ trong khi nhìn sang chiếc đồng hồ điện tử để trên bàn bên cạnh:

- Mấy giờ rồi mẹ nhỉ?

- Khoảng ba bốn giờ sáng thôi con ạ! Con còn có thể ngủ thêm mấy giờ đồng hồ nữa.

Bà cụ điềm đạm nhìn kỹ lại nhân diện của con. Cụ lơ đãng mỉm cười trong khi Tâm Giao nói với mẹ:

- Con ngủ thêm chút nữa rồi sẽ sửa soạn đến nhà quàn với Tuyết Phương. Hôm nay mẹ có đến cầu kinh cho nó không mẹ?

- Có! Mẹ sẽ đến cùng với các Thầy thêm lời cầu nguyện cho Tuyết Phương. Nếu bận con cứ đi trước, mẹ có thể nhờ anh con đưa mẹ đi.

Bà cụ chợt ngưng lại. Bà tự hiểu bà vừa nói lỡ một lời. Đúng ra bà nên cùng với Tâm Giao đến nơi tang chế, như vậy, có thể bà sẽ có lý do hiện diện bên cạnh Tâm Giao cả ngày, tránh cho nàng khỏi bị Tuyết Phương điều khiển đi lang thang giống như ngày hôm trước.

Cũng may khả năng siêu linh của bà cụ chỉ có thể đạt được điều mà bà ta đã nhận ra được linh hồn của Tuyết Phương tạm lưu ngụ trong thân xác của con gái. Nếu bà biết được tường tận mọi điều đã xảy ra ngay thanh niên bạch nhật giữa Đoàn Hùng với Tâm Giao, có lẽ bà sẽ lo ngại và buồn phiền cùng cực. Cũng may, cụ không biết rõ việc này, ngoại trừ sự kiện duy nhất nhìn thấy người con gái trở về nhà với dáng điệu mệt mỏi tả tơi…

Cả ngày hôm đó và tiếp theo ngày sau, Tâm Giao đều có mặt thường xuyên tại nhà quàn trong những giờ diễn ra các nghi thức lễ tụng dành cho hương hồn của Tuyết Phương. Có lẽ, những buổi cầu kinh và nhiều tiếng đồng hồ liên tiếp, các vị cao tăng đức độ đã thành khẩn khấn nguyện và ủi an, linh hồn của Tuyết Phương đã thức tỉnh và lấy lại được sự yên bình như những người chết bình thường. Chính nhờ như vậy mà linh hồn của Tuyết Phương đã có cơ may giác ngộ, an phận trở về bên cạnh thân xác cũ của nàng để lãnh hội những ân phước thiêng liêng mang lại từ các buổi lễ tụng.

Cũng chính nhờ vậy mà hồn phách của Tuyết Phương đã tự nguyện lìa bỏ thân xác dương lực của Tâm Giao nên Tâm Giao đã hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường để bình tâm tiếp nhận thông báo của viên quản lý motel về căn phòng mà nàng đã thuê không ấn định thời gian. Trong một hai ngày liền, họ không thấy hai người trở lại như đã dặn, bắt buộc họ phải tìm cách xác nhận qua số điện thoại mà Tâm Giao đã viết xuống trong khi làm thủ tục check-in.

Nhưng trước ngày lễ động quan một ngày thì Tâm Giao thoắt nhiên trở lại trạng thái bồng bềnh ngẩn ngơ mơ mơ tỉnh tỉnh như ngày nàng đã cùng với Đoàn Hùng đi mướn motel để vui vầy ái ân. Hồn Tuyết Phương lại tái nhập trong thân xác của Tâm Giao, nàng lại cùng với Đoàn Hùng tái diễn cảnh ái ân cuồng vội miệt mài đến nỗi không thể nào che dấu được toàn vẹn những dấu vết khác lạ qua các hành động nhân dáng của Tâm Giao khiến bà mẹ của Tâm Giao lo đứng lo ngồi. Bà cụ tiết lộ khẩn cấp sự việc này với các vị cao tăng chủ lễ với mục đích cứu vớt người con gái thân yêu. Công năng tu tập cao dày của vị cao tăng đức độ thừa đủ nhận rõ sự việc khác thường này cùng với các diễn tiến huyền bí khác, nên ông từ tốn trấn an người mẹ đang rất bối rối vì hoàn cảnh của con:

- Bà cụ an lòng! Với những công đức hồi hướng cùng với các lễ nghi cử hành liên tục và hoàn bị trong chu kỳ 49 ngày, hương hồn cô gái trẻ này chắc chắn sẽ gặt hái niềm siêu thăng tịnh độ. Cô ta sẽ nhận được niềm giải thoát vô biên và không có lý do để lưu luyến cõi trần. Tôi cho rằng thời gian còn lại quá cấp bách và cảm huống của cô ta cũng đang bị thức bách liên hồi cho nên cô ta nhập lại vào thân xác con bà chỉ là những vớt vát thường tình trước khi vĩnh viễn ra đi.

Quả nhiên gần 15 ngày sau tính từ lần đầu vong hồn của Tuyết Phương lưu trú trong thân xác Tâm Giao với những diễn biến ái ân thầm kín cùng một người ở trong vị thế bị thụ động là Đoàn Hùng.

Hôm nay, vào giữa xế trưa của một ngày oi bức mà Tâm Giao, như những ngày vừa qua nàng đã nếm trải, nàng vẫn cảm thấy buốt lạnh vô cùng. Nàng đang lái xe trên một lộ trình quen thuộc để trở về nhà trong tâm trạng lơ lửng từng bị vong linh chiếm hữu trong hơn mười ngày qua, khiến Tâm Giao sinh hoạt trong trạng huống một nửa tâm trí của nàng, một nửa thần trí và thói quen của người bạn gái đã chết.

Bỗng hai tai của Tâm Giao nghe như có một tiếng nổ nhẹ nhưng thật rõ rật ở trong đầu giống như một tiếng bật phá của cái nút chai bị bịt kín lại rồi được kéo mạnh ra. Nàng sực tỉnh sau cơn đồng thiếp kéo dài nhiều ngày, cùng một lượt với tiếng nổ nhẹ vừa nói, nhãn lực của nàng bỗng sáng lên, tia nhìn bỗng trong trẻo khác thường trong khi toàn thân nàng rực lên trong một nhiệt độ oi nồng bên trong chiếc xe nàng đã vô tình lên kính kín mít mà không hề mở máy lạnh. Mồ hôi Tâm Giao rịn ra khắp người. Nàng có cảm giác như toàn thân nhẹ nhõm, không vướng víu luộn thuộm như mấy ngày vừa quạ Bỗng nhiên, nàng như vừa ngộ ra một điều gì mà cho đến giây phút này, nàng mới thật sự tỉnh táo để nhận biết và cảm xúc tường tận chúng đang ngấm ngầm diễn tiến trong thân thể của Tâm Giao.

Tâm Giao vừa cảm thấy thanh thoát nhẹ nhàng vừa như có cảm tưởng như có điều gì bất thường đang diễn tiến, đang tuần tự âm thầm xảy ra bên trong châu thân người con gái. Những cảm giác mà chưa bao giờ trong đời, nàng cảm thấy tương tự. Bất giác, Tâm Giao lắc đầu như cố xua tan những ý nghĩ thật xa lạ và kỳ quái mà nàng chưa thể tự giải thích.

Chỉ có một điều Tâm Giao cảm nhận một cách khá rõ ràng là nàng đột nhiên thoát khỏi hẳn tình trạng giá lạnh triền miên. Còn nữa, nàng thật sợ hãi mỗi khi nghĩ đế việc sẽ trở lại khu nghĩa trang, nơi đã an táng Julianne Tuyết Phương, người bạn gái lâu năm thân thiết của nàng, mặc dù lúc nào nàng vẫn một lòng thương xót Tuyết Phương một cách sâu sắc và khó quên được những kỷ niệm của hai người khi xưa.

ít tháng sau tính từ ngày an táng Tuyết Phương thì cái bụng của Tâm Giao mỗi ngày một lớn dần và sẽ khó có cách gì để che dấu nếu không có một lần gặp lại, Đoàn Hùng đã thố lộ cùng Tâm Giao:

- Kết quả đó do chính anh tạo ra, anh đoan quyết với em như vậy Tâm Giao à! Nhưng xin em hiểu và tha thứ cho anh vì không làm sao anh thoát ra khỏi những phút mê lầm trong thời gian Tuyết Phương đột nhiên hóa ra người thiên cổ. Anh thường bị mê hoặc và lẫn lộn khi ôm em trong tay rồi cùng em ân ái. Dường như có một sức mạnh ngấm ngầm nào cứ bảo với anh, đó chính là thân xác của Tuyết Phương và anh không có gì để ngờ vực, nên đã qua nhiều lần cùng em trao đổi những công việc chồng vợ. Anh biết em oán hận anh vô cùng. Anh thành khẩn xi em cho anh một cơ hội để chuộc lại mọi lỗi lầm. Chúng mình sẽ làm đám cưới, thai nhi em đang cưu mang trong bụng chính là giọt máu đích thực của hai chúng ta.
Đám cưới giữa Tâm Giao và Đoàn Hùng đã diễn ra trong không khí vui vẻ, thân ái bình thường với hầu hết những người thân thuộc của cả gia quyến của Tuyết Phương đến tham dự góp vui trong ngày hợp cẩn của chú rể Đoàn Hùng với cô dâu Tâm Giao thật đẹp duyên cầm sắc.

Sau ngày đó, đôi vợ chồng trẻ với học vấn đều thành đạt và có địa vị vững vàng trên đất Mỹ. Họ tận hưởng những năm tháng vui tươi trong cuộc sống tràn trề hạnh phúc bên nhau. Đứa con gái đầu lòng chào đời bình thường, khỏe mạnh, thật khôi ngô đĩnh ngộ và có một dung mạo phảng phất nét đẹp kiêu kỳ của Tuyết Phương lúc nàng còn sinh thời.


Read more…

Hồn bám - Phần 2

21:26 |

Hồn Tuyết Phương có thể nhập ngay vào 1 người bất chấp những nghi lễ tiến hành chưa được đưa ra bởi mẹ của Tâm Giao. Người mà Tuyết Phương có thể nhập ngay vào là Tâm Giao. Kể từ khi đó, linh hồn của Tuyết Phương đã nhập vào thân xác của Tâm Giao. Ở trong Tâm Giao mà Tuyết Phương vẫn thấy chán, thấy buồn và khổ. Cô bơ vơ, rồi nổi loạn với mọi người xung quanh. Mẹ của Tâm Giao thử lại lần cuối ý nghĩ của bà bằng cách giữ sự thầm lặng quan sát dáng điệu đi đứng, ngôn từ, thói quen cùng những sở thích thường lệ của Tâm Giao. Và, bà đã có câu trả lời rõ rệt. Nhất là, ở những nơi những lúc nửa sáng nửa tối, bà tập trung sự chú ý nhìn vào một nửa khuôn mặt của con gái bà. Bà nhận diện thực rõ ràng khuôn mặt của Tâm Giao một nửa thấy bên ngoài có phần ánh sáng. Còn một nửa bên kia, chìm khuất vào phần bóng tối mờ mờ phảng phất dáng dấp nhân diện của Tuyết Phương, tuy không được rõ nét, nhưng khi cần, bà xử dụng một nhãn thức xuất thế phi thường đã giúp cho bà hiểu một nửa sự sống là của Tâm Giao, một nửa trú thân giờ đây đã do Tuyết Phương ngấm ngầm biểu thị và đốc thúc những quyết định thầm kính của Tâm Giao.

Bà biết ngay phải làm gì để sớm chấm dứt tình trạng nhất sinh lưỡng hồn, có thể khiến cho Tâm Giao, con gái của bà trở thành người thất tán hồn phách, sống ngơ ngơ ngẩn ngẩn như kẻ không còn tự chủ để tự quyết định đúng đắn tất cả những ý nghĩ của nàng. Bà vội rút vào phòng riêng, nhấc điện thoại gọi đến trình bày tự sự cho một vị giáo chủ cao minh hành đạo ở trong vùng. Đồng thời, bà cũng gọi cho song thân của Tuyết Phương vốn là chỗ rất thâm tình để trình bày tất cả những điều bà đã phát hiện cùng với những dự định để tìm cách cầu siêu tịnh độ cho Tuyết Phương. Cũng là cách tìm lại quân bình tâm thức cho Tâm Giao, người con gái út yêu thương của bà.

Điện thoại xong, trước tất cả mọi việc cần phải gấp rút thi hành ngay sau đó, bà tiến sang cửa phòng đang đóng im lìm của Tâm Giao, từ tốn gõ nhẹ mấy tiếng. Không thấy Tâm Giao lên tiếng trả lời. Bà đẩy cánh cửa ghé nhìn vào. Tâm Giao nằm say ngủ bình thường. Nhìn nét mặt của cô con gái, một nửa chìm xuống phần vải gối êm, phần còn lại bình dị như mọi lúc thường. Bà cụ yên lòng để lại cho con một mảnh giấy dặn dò theo lệ:

Đêm nay con đừng về khuya quá kẻo bị lạnh, cảm thì khổ nghe con!

Tâm Giao thức dậy sau một giấc ngủ dài. Dù là đêm mùa hè, theo thói quen, mẹ nàng vẫn cài kín các cánh cửa kính để đảm bảo cho mọi sự an toàn, nhưng Tâm Giao vẫn cảm thấy trong người nàng lạnh buốt khác thường. Nàng mặc thêm một cái áo len dày và đi ra ngoài nhà bếp để tìm một vài món ăn. Lục lọi một lúc, Tâm Giao ngồi xuống ăn hết 3 cái trứng ốp-la, nửa ổ bánh mì và một ly cao sữa lạnh. Nàng nhắc điện thoại và không cần coi phone-book, nàng gọi đúng số phone của Đoàn Hùng, nói với chàng rằng nàng đang rất muốn gặp anh lắm. Bên đầu dây bên kia, Đoàn Hùng trả lời với giọng còn ngái ngủ:

Có chuyện gì cần lắm không vậy Tâm Giao? Sáng sớm ngày mai chúng ta còn phải đến nhà quàn sớm với Tuyết Phương để cùng dự lễ đọc kinh cho nàng. Chắc em đã biết?

Tâm Giao vờ như không nghe. Nàng khẩn khoản yêu cầu:

Em muốn gặp anh ngay bây giờ Có việc cần lắm Anh đến quán “Bờ Hồ” gặp em.

Nói xong nàng cúp máy, không kịp để cho Đoàn Hùng nói thêm nửa lời.

Phần Tâm Giao. Nàng trở vào phòng ngủ lấy cái ví tay, nhẹ nhàng không gây một tiếng động nhỏ, rồi nàng lách cửa ra xe rồ máy chạy thẳng đến nơi đã hẹn với Đoàn Hùng.

Hai người chạm mặt nhau trong khu parking-lot, bên ngoài quán cà phê Mễ mở sớm giữa bầu không khí tinh khôi của buổi đầu ngày, ánh đèn điện mù mờ chiếu lại từ những hộp đèn còn sáng bên ngoài các căn tiệm chung quanh. Tâm Giao mở bật cửa nhưng ngồi lại ngay xe như có ý chờ đợi Đoàn Hùng đi tới. Nàng thản nhiên không để lộ một chút khác thường nào cho đến khi người thanh niên mà lúc thường Tâm Giao xem như một người anh trai khả kính, bỗng nhiên nàng bước hẳn ra ngoài xe, chồm tới ôm chặt lấy Đoàn Hùng, níu đầu chàng xuống đặt một cái hôn nồng cháy trên môi chàng khiến cho Đoàn Hùng quá đỗi bỡ ngỡ, không kịp phản ứng đành đứng chết trân nhận lấy nụ hôn cuồng dại của Tâm Giao. Nàng nói trong hơi thở dồn dập:

Em nhớ anh! Em nhớ anh! Nhớ anh lắm, biết không?

Đoàn Hùng không tránh khỏi kinh ngạc trước cử chỉ quá thân mật và bất ngờ của Tâm Giao. Chàng vội vã khoác tay:

Tâm Giao! Em làm gì kỳ vậy? Em không nhớ chúng ta sắp sửa phải đến với Tuyết Phương?

- Nhớ! Em nhớ rõ lắm. Nhưng bây giờ còn sớm, chưa tới giờ mà. Anh hãy chiều em một chút rồi em sẽ nói hết mọi việc cho anh nghe! Chịu chưa?

Đoàn Hùng lùi lại nửa bước như cố gắng giữ lấy khoảng cách bình thường trong khi Tâm Giao cứ lù lù sấn tới. Những nụ hôn cuồn loạn nàng tiếp tục đặt lên môi lên má của người thanh niên đang bối rối vô cùng.

Rồi thay vì đưa nhau vào bên trong quán cà phê “Bờ Hồ” như đã hẹn trước, Tâm Giao níu lấy tay Đoàn Hùng kéo chàng lên xe, rồ máy, chạy thẳng về phía Nam trên một xa lộ đã bắt đầu có nhiều hơn ánh đèn xe lao đi vun vút trong lúc ánh bình minh bắt đầu ló dạng phía chân đồi.

Xe chạy một lúc thì Tâm Giao lái rẽ vào một lối đi tương đối nhỏ hẹp, dẫn đến một khu Motel tọa lạc sát cạnh một eo biển nhỏ có nhiều hàng cây xanh mát, không khí thật tĩnh lặng bình yên. Tâm Giao tự động mở ví lấy ra một tấm thẻ tín dụng đưa cho viên quản lý motel, nói với ông ta rằng nàng cần một căn phòng thoáng mát cho hai người trong nhiều ngày và căn phòng trọ này có thể nhìn được ra mặt biển. Nhất là nàng không muốn bất cứ một ai quấy rầy. Cần điều gì thì nàng sẽ gọi. Viên quản lý vâng dạ rối rít rồi trao cho Tâm Giao hay tấm thẻ nhựa có từ tính, chính là khai cái chìa khóa cửa phòng.

Cùng với Đoàn Hùng ngơ ngơ ngáo ngáo không biết người bạn gái vốn rất thùy mị của người mình yêu thường ngày hôm nay đang làm những việc khác thường gì. Đoàn Hùng chỉ có một cách làm theo những yêu cầu của Tâm Giao.

Hai người bước vào phòng sau cánh cửa đã khóa cẩn thận cả hai chốt trên và dưới, Tâm Giao nắm sợi dây kéo mạnh để cho tấm màn vải che khung cửa sổ dạt về một phía cho ánh sáng ban mai ùa vào làm rực rỡ căn phòng. Phía bên ngoài cửa sổ là một khu đất trống hoang vu, hoa và cỏ dại mọc đầy, phe phẩy phất phơ đong đưa trong nắng sớm. Xa hơn một chút nữa dưới kia là mặt biển vắng lặng mênh mông, chưa thoáng một bóng người. Tất cả những ngọn đèn trang bị trong phòng đều được Tâm Giao mở lên sáng chói. Đoàn Hùng thờ thẫn đứng trông, chưa biết phải phản ứng như thế nào thì Tâm Giao lên tiếng:

Anh lạ lắm phải không, Đoàn Hùng? Anh không tin rằng em là Julianne Tuyết Phương của anh ngày nào? Hôm nay em phải mượn tạm thân xác của Tâm Giao, bạn em để cùng anh trò chuyện, ân ái cho thỏa biết bao nhiêu mong nhớ đã qua kể từ mùa lễ Easter năm rồi?

Đoàn Hùng nghe Tâm Giao nói như vậy, chàng cũng thấy niềm sợ hãi gợn lên từ các lỗ chân lông. Tuy nhiên, chàng cũng đánh bạo hỏi chuyện Tuyết Phương, giờ đây đang trú hồn trong thân xác của Tâm Giao. Những câu hỏi Đoàn Hùng gặn hỏi người yêu là những câu chỉ liên quan đến những điều thật riêng tư giữa chàng với Tuyết Phương mà không một ai biết, kể cả Tâm Giao, trong đó có những con số bí mật thuộc trương mục cá nhân của hai người. Tuyết Phương, qua hình dạng của Tâm Giao bằng xương bằng thịt, đã trả lời Đoàn Hùng thật rõ ràng chính xác. Tuyết Phương còn như thấu hiểu tâm trạng đầy ngờ vực của người yêu, nhưng nàng cũng chẳng tỏ ra điều gì bất bình.
Như thói quen giữa hai người mỗi khi hẹn hò ân ái, nàng sà vào vòng tay Đoàn Hùng, tựa đầu lên vai người yêu như muốn tìm lại nơi chàng một sự che chở bình yên. Nàng nói trong hơi thở nhỏ nhẹ:

Đoàn Hùng Anh hãy ôm chặt người em. Em cảm thấy lạnh lắm! Rồi hãy hôn em như mọi khi anh vẫn làm. Đi anh! Đi anh!…

… Chàng chợt tỉnh thức như vừa trải qua một cơn mê tội tình, đúng vào lúc Tâm Giao (hay là Tuyết Phương, Đoàn Hùng cũng không biết rõ!) hé cặp mắt mãn nguyện nhìn chàng. Tâm Giao choàng bật dậy như vừa trải qua một giấc chiêm bao. Có lẽ Tâm Giao đã hoàn hồn nhận chân ra sự thật. Nàng bẽn lẽn dấu mặt đi…

- Anh… ! Anh đã phạm một tội lỗi tày trời mà anh… Chính anh không thể tự chủ được… Anh đã phá hoại… Phá hoại Tâm Giao. Anh biết phải làm sao bây giờ?

Gương mặt thành khẩn của người thanh niên nói lên tất cả nỗi niềm ái ngại ăn năn. Chàng không hề có chút chủ tâm cố ý dụ dỗ và phá hại đời con gái của Tâm Giao. Nhưng mọi việc đã diễn ra trong khoảng thời gian rất mực bình thường.

Phần Tâm Giao như đang phải sống lẫn lộn trong một trạng thái nửa tỉnh nửa mệ Nửa cũng ái ngại muộn phiền, nửa còn lại thì tỏ ra hoàn toàn hưng phấn, khiến khuôn mặt của Tâm Giao có lúc rạng rỡ vô bờ, khi thì trĩu nặng mối ưu tư da diết.

… Hai người bình thản rời khỏi phòng trọ, không quên máng tấm bảng có đề chữ “Do not disturb” lên cái nắm cửa. Họ lấy xe quay ngược hướng cũ trở về. Không quên dặn dò viên quản lý:

Chúng tôi đi ra ngoài một lát và sẽ trở lại. Không cần thiết phải làm sạch sẽ căn phòng!

Họ trở lại quán “Bờ Hồ” để cho Đoàn Hùng lấy xe của chàng rồi hai người nối gót lái xe trở về khu nhà quàn mà mọi người đang thắc mắc không biết vì sao bỗng nhiên hôm nay cả hai người, Tâm Giao và Đoàn Hùng đều cùng một lúc vắng mặt, cũng cùng một lượt trở lại nơi đây.

Hai người rất tâm đầu ý hợp khi phải trả lời các câu hỏi của một người chung quanh:

- Anh Đoàn Hùng đi đâu mà giờ này mới đến… ?

- Chị Tâm Giao chắc phải giải quyết một số công việc phải làm… ?

- Bộ hai người đi chung với nhau sao vậy?

Đoàn Hùng mau mắn trả lời:

- Không phải! Chúng tôi đến đây vừa đúng lúc mà thôi!

Nhà xác hôm nay có thêm sự hiện diện của nhiều người. Bên trong căn phòng để thi hài Tuyết Phương có nhiều Phật tử tăng ni cùng với ba vị cao tăng được thỉnh đến đây để liên tục cử hành các tang nghi tế tụng cầu siêu và trò chuyện với người đã chết đang nằm trong cỗ quan tài. Lễ tất của một ngày có lẽ đã vãn. Các vị cao tăng cùng các tăng ni Phật tử lục đục kéo nhau ra về.

Một người trong tang quyến ghé tai Tâm Giao nói nhỏ:

- Bác gái có gọi sang nhà chúng em sáng nay khi chị đã đi, dặn rằng hôm nay chị Tâm Giao về nhà sớm. Hình như bác có chuyện gì cần nói với chị.

Tâm Giao tỏ ra tỉnh táo. Nàng đảo mắt nhìn mọi người và liếc thật nhanh về cỗ quan tài rồi ra xe chạy thẳng về nhà trong khi Đoàn Hùng còn đang lặng lẽ đúng chú mục nhìn vào một khoảng không bất định.

Chiều đã xuống hẳn không còn vương bóng nắng. Không gian mang một màu xám đục đìu hiu. Trời không có gió nhưng Tâm Giao cảm thấy cơ thể của nàng lạnh khác thường. Những cảm giác bải hoải ê ẩm khắp chỗ và nơi hạ thân con gái lần đầu tiên va chạm xác thịt mật thiết với người khác phái khiến Tâm Giao cảm thấy mệt mỏi rã rời. Nàng bước vào nhà trong khi mẹ nàng vừa quay lưng lại trước bàn thờ Phật. Bà cụ kín đáo nhìn con rồi lên tiếng, ánh mắt cụ phảng phất nỗi lo âu:

- Con đã về?

Tâm Giao đáp trong khi không nhìn thẳng vào khuôn mặt hiền từ của mẹ:

- Dạ!

- Chắc con đã mệt, hãy tắm gội rồi ra ăn chút gì kẻo đói. Thức ăn mẹ đã dọn sẵn để cả ở trên bàn.

- Cám ơn mẹ!

Nói xong, nàng bước về phòng riêng, tắm rửa qua loa rồi trở ra phòng ăn. Nàng hỏi mẹ:

- Con nghe người nhà Tuyết Phương nói mẹ dặn con về sớm. Có chuyện gì cần nói với con vậy mẹ?

- Không! Mẹ sợ khi con về thì mẹ đã đi ngủ, không kịp cho con biết rằng hôm nay trở đi sẽ có các Thầy cùng với ban tụng niệm của chùa mỗi ngày sẽ đến tụng kinh siêu độ cho Tuyết Phương cho đến ngày an táng.

Tâm Giao thản nhiên nghe mẹ nói như vậy, không chút thắc mắc. Tang lễ nào cũng đều tiến hành đầy đủ các nghi thức tôn giáo để cầu nguyện siêu thăng tịnh độ cho hương hồn người chết. Nàng đáp lời mẹ:

- Vậy hả mẹ! Con đã thấy các Thầy cùng các Phật tử đến tụng kinh hôm nay.

- Phải rồi! Ngày mai cũng sẽ như thế cho đến khi lễ an táng hoàn tất, vẫn còn phải tụng niệm mãi cho Tuyết Phương. Con quên Tuyết Phương đã chết bất đắc kỳ tử trong một hoàn cảnh quá bi thương hay sao?

Gương mặt Tâm Giao tự nhiên tối sầm lại như chính nàng đang mang nặng một nỗi buồn. Mẹ nàng nhìn dáng con với vẻ ái ngại, tiếp tục nói như cố tình giải thích cho một người khác:

- Con cũng biết Tuyết Phương đã vô tình gánh lấy một cái chết đầy oan khiên và bất ngờ. Tội nghiệp cho cô ấy biết là chừng nào. Ai mà giữ được cho lòng khỏi vương mang thương xót. Ngay chính Tuyết Phương cũng không thể đành đoạn lìa đời giữa thời kỳ tuổi xuân đầy hoa mộng với những ước vọng của tương lai, của tình yêu với Đoàn Hùng, và của những người thân yêu ruột thịt.

Lại với một cái chết đột ngột không thể ngờ như vậy nên hương hồn của Tuyết Phương chắc chắn còn nhiều tiếc thương lưu luyến, chưa đành tâm xa lìa thân xác, xa lìa cuộc sống với những liên hệ tình cảm luyến ái thường tình. Một cái chết như vậy, nếu không liên tục lễ tụng và các vị cao tăng chủ lễ không kiên nhẫn ôn tồn và thương yêu giải thích cặn kẽ mọi đều thì Tuyết Phương sẽ khó lòng an tâm ra đi lắm!

Bà cụ kịp ngừng lại ở đó. Bà nhìn con như đang dò xét thêm một đệ tam nhân vô hình đang ẩn dật trong chính xác thân con gái bà. Bà cố tình không nói rõ hơn với họ về những điều linh thiêng huyền diệu của một oan hồn vừa mới trải qua cái chết cực kỳ kinh hoàng và bất chợt, trong khi tâm tư còn đầy nghiệp lực luyến ái thì nhất định không thể tự yên ổn chấp nhận lấy những thương đau để an lòng ra đi trong thanh thản nhẹ nhàng…

Nhờ bà cụ đã thâm niên chay tịnh đạt đến một trừng giới thanh lọc cả thân cả tâm nhiều phần sáng suốt, lại kiên tâm trau dồi đạo pháp, tìm tòi, nghiên cứu uyên bác về những tri kiến siêu hình với các vị cao minh tu giới, và các bộ sách siêu linh khoa học nên bà hiểu rõ rệt những trạng thức siêu nhiên đang tuần tự diễn ra trong cái chết của Tuyết Phương. Và cảm nhận ở hình hài, nhân dáng của con, bà hiểu và biết rõ phải gấp rút tiến hành đầy đủ và thật đúng các nghi thức tôn giáo dành cho một người chết trong những giai đoạn chuyển tiếp sinh hóa kéo dài trong suốt 49 ngày.

Bà đã điện thoại để trình bày, bàn bạc sắp đặt các nghi thức tịnh độ cho linh hồn của Tuyết Phương. Mặt khác, đích thân bà gọi mời và xin các vị cao tăng cùng hàng tăng ni phật tử, những người trong ban lễ tụng của chùa từ hôm nay liên tục cử hành các buổi lễ tụng tại nhà quàn bên cạnh quan tài của Tuyết Phương cho đến khi ngày chôn táng cho nàng.


Read more…

Hồn bám - Phần 1

21:19 |
Reng…. Reng…reng….”, tiếng chuông điện thoại bỗng kêu lên liên hồi khi cả nhà Jessica Tâm Giao đang dùng bữa điểm tâm sáng. Cô vào nge máy ko đc 1 phút mà đã giật mình, kinh hãi gê gớm mà bỏ điện thoại ra…

Không ăn nữa, cô đi ngay vào phòng của mình với 1 dáng điệu rất vội vã. Chỉ 2, 3 phút, cô cầm 1 chùm chìa khóa quay ra 1 cách gấp gáp làm cho mẹ cô cất giọng hỏi: – Có chuyện gì vậy con?

Vừa bước tới thềm cửa, nàng trả lời mẹ bằng một giọng nói đứt quãng trong khi bàn tay run run đặt lên cái nắm cửa:

- Nhỏ Julianne Tuyết Phương đã chết! Xác của nó đã đưa về nhà quàn hồi sáng sớm naỵ Con phải đến đó ngay lập tức! Tội nghiệp quá mẹ Ơi!

Nghe tin chẳng lành, mẹ nàng sửng sốt đến muốn sụm cả đôi chân, không kịp hỏi thêm con điều gì, đưa nhanh tay vịn lấy cái tựa ghế gần đó cho khỏi ngã, trong khi Tâm Giao đi như bay như biến ra chiếc xe của nàng đậu trên drive-way ở sân nhà. Những người còn lại, không ai giữ được bình tĩnh để tiếp tục bữa ăn sáng thường lệ cuối tuần.

Nắng đã lên cao, bầu trời xanh trong vắt, đó đây điểm lưa thưa dăm ba cụm mây trắng xóa của những ngày bắt đầu một mùa hè hứa hẹn nhiều oi ức.

Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ sau, Tâm Giao đã có mặt tại nhà quàn giữa bầu không khí tĩnh lặng u buồn, đèn nến khói nhang nghi ngút trước một cỗ quan tài nằm lặng lẽ chơ vơ dọc theo sát vách tường với những tràng hoa phúng điếu đầy màu sắc, trong khi hầu hết mọi người thuộc gia đình thân tộc của Julianne Tuyết Phương đã có mặt đầy đủ. Đôi mắt mọi người đỏ hoe còn đọng đầy ngấn lệ. Kể cả Đoàn Hùng, vị hôn phu của Tuyết Phương cũng đã được cấp báo, phải bỏ ngang việc trong sở làm. Nhìn dáng điệu thiểu não khổ sở, quần áo xốc xếch với cái nút thắt cà vạt trên cổ áo sơ mi có những lằn sọc đen thưa của Đoàn Hùng trễ xuống, Tâm Giao cũng đoán biết được nội tâm của người thanh niên đang ấp yêu nhiều mộng đẹp tương lai này sầu khổ đến độ nào trước di ảnh của người tình vừa quá cố.

Tâm Giao nhẹ gật đầu đáp lại từng đôi mắt hoen lệ chào hỏi của những người trong gia đình Tuyết Phương. Nàng bước lại bàn thờ, nơi đang đặt di ảnh của người bạn gái chí cốt đột nhiên hóa ra người thiên cổ, đốt nhanh cho nàng một nén hương rồi lâm râm cầu nguyện và thì thầm với người đang yên nghỉ trong cổ quan tài trùm phủ màu lụa trắng như nàng đang tâm sự với chính mình:

Hãy yên nghỉ nhé, Tuyết Phương! Dù sao chuyện cũng đã sảy ra rồi. Kể từ nay, tao với mày là hai miền âm dương cách biệt, còn đâu tìm lại được những năm tháng tụi mình vui sống chơi đùa học hành thi cử, dệt mộng đời bên nhau với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ trong đời. Đâu nào ngờ, chỉ còn hơn một năm ngắn ngủi nữa, chúng mình sẽ thi ra trường. Chừng đó, mày với anh Đoàn Hùng sẽ trở thành đôi vợ chồng đẹp duyên nhất. Còn tao sẽ thực hiện được giấc mộng đã ôm ấp và tâm sự cùng mày suốt mấy năm quạ Giờ đây, mày sống khôn chết thiêng, hãy yên tâm an nghỉ. Chuyện thế gian tục lụy đầy khổ lụy, chúng tao sẽ gánh hết cho mày. Chỉ có những người còn sống như tao, như anh Đoàn Hùng của mày và những người thân yêu là vẫn còn phải cưu mang gánh vác mọi chuyện trên đời chẳng biết đến bao giờ…

Nói với người bạn gái quá cố đến đây, như không thể cầm giữ được tấm lòng xót thương nhớ bạn, Tâm Giao òa lên khóc một cách tức tưởi nghẹn ngào. Khóc như chưa bao giờ Tâm Giao có cơ hội được khóc, nàng để tự nhiên cho những giọt nước mắt dàn dụa tràn ra trên khuôn mặt sầu héo tả tơi tiếc thương cho người bạn gái vắn số, bất hạnh của mình cho đến khi Tâm Giao không còn tự chủ thêm được, nàng rũ xuống đúng vào lúc Đoàn Hùng liếc sang, nhác thấy, vội đưa hai tay đỡ lấy tấm thân mềm nhũng của Tâm Giao. Hai người em trong gia đình của Julianne Tuyết Phương cũng vội chạy đến phụ với Đoàn Hùng, dìu Tâm Giao ra dãy ghế ngoài hành lang để cho nàng ngồi xuống hồi tỉnh.

Cuối ngày, Tâm Giao cùng với Đoàn Hùng và một người em trai của người quá vãng tự ý nán lại nhà quàn để canh xác và thay phiên nhau thắp nhang nến cho Tuyết Phương cho đến giờ gần khuya nhà quàn đóng cửa, họ mới lầm lũi rủ nhau ra về, trong lòng người nào cũng đầy phiền muộn và lưu luyến thương xót cho một người rất thương yêu đang giữa tuổi xuân thì đầy hoa mộng, mà giờ đây, phải một mình ở lại trong căn phòng nhà quàn lạnh lẽo hoang vắng. Họ nhìn lại di ảnh của Tuyết Phương với khuôn mặt tròn đầy, nụ cười nhẹ nở trên môi và đôi mắt tinh anh nghịch ngợm giữa bờ tóc đen huyền phủ trên đôi vai tròn lẳn, như nàng muốn nhắn gởi đến họ một điều gì mà lúc sinh thời trong cuộc đời đầy hối hả, Tuyết Phương chưa một lần kịp ngỏ.

Ngày kế tiếp sang đến ngày thứ ba thì Tâm Giao, sai khi liên tiếp dành hết thời giờ đến chăm lo quanh quẩn bên quan tài của bạn, lại thêm tâm tư buồn phiền đến biếng ăn mất ngủ, sức khỏe và tinh thần đã có vẻ sa sút.

Thân mẫu của Tâm Giao vốn là người tu tịnh lâu năm, bản chất bà phúc hậu hiền hòa, giữ giới chay trường từ sau khi cha của nàng tạ thế đã nhiều năm. Bà ở vậy sống bên cạnh bốn người con đã đến thời khôn lớn và thành đạt ở xứ người, trong đó có Tâm Giao, là con gái út trong nhà. Không có ai hơn bà, hiểu rõ quan hệ bạn hữu đằm thắm giữa Jessica Tâm Giao và Julianne Tuyết Phương, nay đột nhiên cô hóa ra người thiên cổ sau cái chết thê thảm nhất của một đời người con gái đầy hứa hẹn ở tương lai theo lời thuật lại của gia đình Tuyết Phương đã kể cho bà nghe về cái chết đau thương của nàng. Trong tâm tư của người mẹ dày công tu tịnh, thân tâm trong sáng như bà bắt đầu dấy lên niềm lo âu khi bà cảm nghiệm được đôi điều khác lạ sau ngày thứ ba, khi Tâm Giao lặng lẽ mở cửa bước vào nhà sao trọn một ngày lưu lại nhà quàn để kề cận bên xác người bạn gái đã chết.

Tuyết Phương là một cô gái ViệtNam trẻ đẹp, thông minh vui tính, bản chất sinh động vô tư yêu đời. Chàng trai nào giáp mặt nàng một lần cũng khó tránh được niềm rung động mang mang vương vấn trước dung mạo tươi trẻ hồn nhiên, nhất là đôi mắt đen tròn tinh anh minh mẫn đầy sức cuốn hút của nàng. Vừa cần mẫn đi học vừa chăm chỉ đi làm cho đến khi trở thành một sinh viên ưu hạng, được cấp học bổng, vào nội trú và sắp tốt nghiệp ra trường.

Từ mấy năm nay kể từ khi Tuyết Phương chọn thi tuyển vào phân khoa thần kinh làm môn học chính. Nàng đã dọn vào trọ học hẳn trong “Home”, buộc phải xa cách gia đình và quan hệ tình yêu khắn khít với Đoàn Hùng, mối tình bạn bè mật thiết với Tâm Giao đến hơn 5 giờ bay ở một tiểu bang phía Đông nước Mỹ. Hai người bạn gái thân thương nhau hơn mười mấy năm dài, nay chỉ còn giữ mối thâm tình liên lạc qua đường dây điện thoại hay vào những dịp lễ cuối tuần, Tuyết Phương nôn nả bay trở về nhà, sống những ngày nghỉ tràn đầy yên vui hạnh phúc gia đình, bạn bè cùng người tình bền tâm chờ đợi đến kỳ cưới hỏi là Đoàn Hùng, cũng là một thanh niên khỏe mạnh tuấn tú, lại đã thành danh và có đời sống phong lưu mãn nguyện hơn người.

Không một ai có chút ngờ vực về mệnh số ngắn ngủi và cái chết bạc phước của Tuyết Phương, người con gái mơn mởn tràn trề hứa hẹn ở tương lai. Không một ai biết được sẽ có dấu hiệu cho thấy nàng sẽ phải tiếp nhận một cái chết tức tưởi oan khiên giữa một xã hội từng mệnh danh là văn minh tân tiến, tự do an toàn mà lại thường sảy ra hằng hà sa số những chuyện man ri mọi rợ hơn bất cứ một quốc gia chậm tiến, ăn lông ở lỗ nào khác. Điển hình là cái chết quái đản của Tuyết Phương, một cô gái á Đông hiền thục dịu dàng, lương thiện và tiềm tàng nhiều hứa hẹn sẽ dâng hiến tài năng cho con người, cho đời sống văn minh khoa học như cô, nào cô đã gây ra công tội gì để nảy sinh ra lòng thù hận ác tâm từ một người bạn học dị chủng lưu trú cùng phòng, đến nỗi phải xuống tay tàn sát dã man Tuyết Phương như một kẻ thù chỉ với một chút lòng đố kỵ nhỏ nhen?
Dù sao, thảm cảnh thương tâm cũng đã xảy ra rồi! Người con gái đang yêu đã không còn hiện tiền để cùng với người yêu thề non hẹn biển, họ cùng vui sống bên nhau, cùng hưởng trọn với nhau niềm hạnh phúc vô biên mà tình yêu đã dành sẵn cho hai người. Để bây giờ nàng đang nằm bất động trong cỗ quan tài buồn cùng với tấc lòng tiếc thương đìu hiu cô quạnh của một cái xác cứng lạnh vô tri không kém những người còn sống đang hết dạ thương tiếc Tuyết Phương.

Có còn chăng chỉ là mỗi xác thân khô lạnh đang nằm bất động trong cỗ áo quan tài với khuôn mặt đầy đặn, đẹp tựa trăng rằm đang nhắm nghiền đôi mắt bồ câu không bao giờ còn hé mở như trong cơn mơ say ngủ thiên thụ Có còn chăng chỉ là mối thương tâm chất ngất đành đoạn của một oan hồna uổng tử vẫn còn đang nặng lòng tiếc nuối, luyến ái tấm thân xác phàm trần, rồi sẽ vất vưởng lang bạt đó đây. Có còn chăng là lòng yêu thương vời vợi của Đoàn Hùng, của người bạn gái sinh thời Tâm Giao, của những người thân yêu trong gia đình đã hai mươi mấy năm qua thương yêu chiều chuộng Tuyết Phương như một bảo vật trân quý nhất trong cuộc đời.

Nàng đã tức tưởi cùng với nỗi kinh hoàng dị ngộ trút linh hồn ra ngoài thân xác đang độ mãn khai giữa lúc ngủ say, trong cơn điên cuồng bất loạn tâm thần vì lòng đố kỵ nhỏ nhen của một con hoang thú dã man sống giữa thời kỳ khoa học tiến bộ. Tuyết Phương tới tấp nhận chịu những mũi dao oán hận oan nghiệt đâm nát thân thể của nàng để rồi lìa đời không kọp một lời trăn trối, để rồi hồn phách của Tuyết Phương cùng tận ngỡ ngàng thoát bay ra ngoài thân xác đầy tiếc nuối mà chưa kịp hiểu được vì sao, để rồi hồn thiêng cô gái trẻ phải chết bất đắc kỳ tử chưa biết sẽ phải tiêu diêu nương tựa ở cõi nào.

Tâm Giao bước vào nhà mang theo cả một luồng tử khí lạnh buốt tỏa ra sau mỗi bước đi của nàng. Nhìn thấy bóng mẹ thấp thoáng dưới ánh điện mờ mờ ngoài phòng khách, nhưng Tâm Giao lặng im không thốt nửa lời, lầm lũi bước vào phòng riêng. Mẹ nàng có hơi chột dạ.

Bà cụ liên tưởng tức khắc đến những diễn biến huyền bí của thế giới vô hình có thể xảy đến với Tuyết Phương. Tất cả những kiến thức siêu linh mà bà ta chuyên tâm đọc và chiêm nghiệm từ nhiều pho sách tân, cựu thuật lại những tiến trình của thế giới siêu linh, về những cái chết bất đắc kỳ tử của những người còn trẻ tuổi bị những tai biến hàm oan, bất ngờ phải chết một cách đột ngột đến không thể trút được một lời trăn trối giữa lúc còn nặng nợ trần gian, còn nặng lòng với những qua hệ yêu thương tình cảm với những người thân thuộc, còn luyến lưu và khao khát sự sống trong chính thân xác cố hữu của mình. Linh hồn của họ tùy vào nghiệp lực lúc sinh thời mà sẵn lòng ra đi hay còn cố luyến lưu tìm đủ mọi phương cách để mong được tiếp tục cuộc sống phàm trần.

Đây chính là hoàn cảnh hết sức bi thương khốn khổ của Tuyết Phương! Nàng sẽ muốn thổ lộ bao điều với song thân, với bè bạn trong đó có Tâm Giao, có Đoàn Hùng là người cô yêu thương bằng tất cả trái tim nồng nàn tha thiết nhất, mà tuyệt nhiên nàng không nhận được một câu trả lời. Lúc này, Tuyết Phương tuy đã chết nhưng nàng đang nhìn thấy rất rõ mọi người quây quần bên cạnh thân xác của nàng mà tiếc thương đau khổ, mà khóc sướt mướt nhói lạnh cả tim gan. Chắc chắn sẽ có đôi lần Tuyết Phương tự hỏi:

Tôi chết rồi sao? Làm thế nào bây giờ? Và nàng cảm thấy đau xót y hệt như một con cá bị ném ra khỏi nước, nằm trên một bãi cát nóng khộ Tự trong thâm tâm của một hồn ma hoang dại, Tuyết Phương cảm thấy đau khổ tột cùng. Rất nhiều lần, nàng đã hét to lên trước mặt những người thân yêu đang khóc:

- Tôi đang ở đây! Tôi đang ở đây! Xin đừng khóc!!!

Nhưng tiếng nói của nàng chỉ vang động cho nàng nghe. Không một ai có phản ứng gì khác. Tới chừng đó, Tuyết Phương mới tự cảm thấy vô vàn đau khổ, nàng thầm nghĩ:

- Tôi chết thật rồi! Than ôi! Tôi chết thật rồi!!!

Bà cụ thân mẫu của Tâm Giao không có mặt tại nhà quàn, nhưng nhìn dáng con gái của bà u buồn ủ rũ cùng với luồng khí lạnh ùa đến khi Tâm Giao vừa đẩy cửa bước vào nhà, bà đã có thể kết luận về những gì bà đang suy tưởng về linh hồng của Tuyết Phương giờ đây đang cố gắng khước từ một cách sống lang thang bất chợt và vất vưởng trong cõi u minh.

Cô đã chiếm hữu ngay cơ hội gần gũi nhất để trú hồn trong thân xác con gái của bà, của Tâm Giao. Bà cụ hoảng hốt khi nhận thức ra điều này.

Vì đó chính là những thói quen của thần thức trong tình trạng quá độ lúc Tuyết Phương cố gắng đi tìm sự tái sinh. Nhưng khổ thay! Vào lúc này, mọi sự vui buồn sướng khổ của một linh hồn đều tùy thuộc vào nghiệp lực khi nàng còn tại thế. Tuyết Phương sẽ thấy rõ rệt mọi vật mọi người, từ nhà cửa xe pháo, phố phường đến Đoàn Hùng, đến những người trong gia đình thân tộc, đến cô bạn gái thân thiết Tâm Giao, đến ngay cả thân xác của mình. Sau cùng thì Tuyết Phương phải hiểu:

Bây giờ tôi đã chết thật rồi! Biết làm sao đây?

Nàng sẽ bị sức nặng của bao ưu phiền áp chế đến nỗi nẩy sinh ra tư tưởng:

- Ôi! Sao không cho tôi một tấm thân xác?

Và trong lúc nghĩ như vậy thì linh hồn của Tuyết Phương cứ lang thang đây đó chỉ với một dụng ý duy nhất là để đi tìm một xác thân để cho linh hồn có một nơi trú ngụ ấm áp và có dương lực để biểu thị những điều cần phải nói hay làm với những người thân yêu.

Nhưng than ôi! Tuyết Phương không biết được rằng nàng đang ở trong tình trạng quá độ của kinh nghiệm thực tại kéo dài, cho nên đã gần một chục lần, nàng tìm đủ mọi cách để trở vào chính thân xác của nàng. Nhưng bây giờ thì tấm thân ngà ngọc tràn đầy nhựa sống của nàng khi xưa đã bị cứng lạnh, còn sắp sửa đến thời kỳ băng hoại hư thúi thì nàng phải làm sao?

Do vậy, nhưng Tuyết Phương chẳng thể tìm được một chỗ để nhập vào. Nàng có cảm tưởng như bị chèn ép trong những kẻ nứt của hố sâu, giữa những khối đá tảng khổng lồ nặng nề. Nàng đang trải qua một tiến trình thực nghiệm về sự thống khổ của một kiếp sống mà cái chết đến một cách cực kỳ đột ngột và thương tâm. Nàng tha thiết tìmf cách để có thể tái sanh. Tuy nhiên, cho dù ước vọng đó của Tuyết Phương có thành tựu, nàng cũng sẽ chỉ gặp những muộn phiền. Nhưng Tuyết Phương chưa hoàn toàn thông hiểu điều đó. Nàng chỉ mong thực hiện ý muốn theo bản ngã riêng tư, cho đến khi những người thân của nàng tim gặp các vị giáo chủ cao minh để mời các vị này đến tận chỗ để cử hành cùng một lúc những nghi thức chỉ đạo, dẫn giải cho linh hồn của Tuyết Phương hiểu biết phải hành xử như thế nào để giúp cho hồn nàng không bị đọa vào các cõi dưới (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), để thu nhập những điều ích lợi vĩnh cửu cho một người đã chết.

Read more…

Lời thề độc

21:13 |

Toàn không hứng thú gì khi theo mẹ vào chùa. Nhưng thím Liên thì lại phấn khởi lắm, cứ giục mãi:

- Con đi nhanh lên, sư cụ chỉ có thời giờ ít thôi, ông còn phải đi dự trại đàn ở xa mà cố gắng đợi mẹ con mình đó!

Toàn càu nhàu:

- Con nói rồi, chuyện cầu xin làm chi cho mất công, lần nào cũng…

Anh muốn nói điều gì đó, nhưng kịp ngừng lại. Thím Liên không để ý lắm, bà chỉ gấp gáp thôi:

- Nhanh chút nữa con!

Từ ngoài đường cái vào tuy là quãng đường đất khá xa, vậy mà chỉ mất chưa đầy nằm phút là hai mẹ con vào tới nơi. Ngửi được mùi hương nhang từ trong tỏa ra, thím Liên vui hẳn lên:

- Sư cụ còn chờ mình trong đó!

Bà vừa dứt lời thì từ trong chánh điện đã có tiếng vọng ra:

- Mời bà và cậu vào trong này.

Thím Liên nói nhanh với con:

- Nhớ là phải lễ phép với sư cụ đó, không được hỏi lôi thôi!

Toàn bỏ giày ra rồi theo mẹ bước tới sau lưng vị sư già đang ngồi xếp bằng trước bàn thờ Phật.

- A di đà Phật, con kính lễ thầy!

Toàn cũng chấp tay xá theo chứ không nói được như mẹ. Lúc này vị sư già mới ngẩng mặt lên, quay lại. Ông cất tiếng hiền từ:

- Thầy tưởng phải chờ lâu.

Thím Liên mau mắn:

- Dạ, đã được thầy cho phép thì đệ tử đâu dám chần chừ.

- Không phải bà, mà là cậu đây…

Toàn giật mình, anh lí nhí:

- Dạ… con… con…

Nhà sư vẫn giữ nụ cười hiền hòa, ông vừa đứng lên vừa đưa tay chỉ ra sau:

- Mình ra ngoài nói chuyện cho thoáng mát.

Theo ông ra hoa viên phía sau chùa và không đợi thím Liên lên tiếng, sư cụ Chơn Phước đã chủ động nói:

- Sao, có chuyện gì hai vị cứ nói tự nhiên, thầy nghe.

Thím Liên nói liền:

- Bạch thầy, như đệ tử thưa với thầy hôm qua, thằng con trai của con nó có vấn đề…

Không để bà nói hết, nhà sư đã nói:

- Chuyện cái tâm không được an trước ngày lấy vợ phải không?

Thím Liên giật mình:

- Sao thầy biết?

Nhà sư nói mà không nhìn Toàn:

- Sắc diện cậu đây đã nói hết điều trong lòng. Cậu không hài lòng điều gì ở người con dâu mà mẹ cậu chọn?

Thím Liên định nói thay con, nhưng sư Chơn Phước đã chặn lời:

- Thầy muốn nghe chính cậu đây nói thôi.

Bấy giờ Toàn mói thật sự lúng túng:

- Dạ… bạch thầy, con…

Thím Liên khuyến khích:

- Thầy đã hỏi thì con nói thật hết cho thầy nghe.

- Cậu không phải nói hết. Chỉ trả lời thầy tại sao cậu không thích người mẹ cậu chọn?

- Dạ… không phải con không thích. Nhưng… không dám thích thì đúng hơn!

Câu trả lời của Toàn làm cho thím Liên ngạc nhiên, trái lại nhà sư thì không, ông gật gù nói:

- Đây là lời thật lòng của cậu. Vậy điều gì khiến cho cậu sợ?

- Dạ…

Thím Liên lại chen vào:

- Con sợ cái gì? Con nhỏ này là con nhà gia giáo, nói lại nết na đằm thắm mà chính con cũng nhiều lần khen. Hơn nữa con và nó từng quen biết nhau nhiều năm, từng hẹn ước nữa…

Toàn chừng như không muốn mẹ mình nói ra những điều đó, anh hơi xẳng giọng:

- Chuyện đó là của con…

Nhà sư nghiêm giọng:

- Chuyện này không đơn giản đâu.

Nghe ông nói thế, thím Liên lo lắng:

- Có gì nghiêm trọng sao thầy?

Nhà sư lại nhìn Toàn:

- Thầy nói không đơn giản không phải về phía cô gái, cũng không phải từ đôi bên cha mẹ, cũng không phải do bản thân cậu. Mà do một nguyên nhân khác…

Hơi giật mình bởi câu nói, Toàn lần đầu tiên dám nhìn thẳng vào mắt nhà sư, nhưng mới vừa nhìn anh đã vội tránh đi ngay, bởi hình như trong ánh mắt ấy như có cái gì đó khiến Toàn phát sợ!

Thấy sự lúng túng của Toàn, sư Chơn Phước nhắc:

- Hơn lúc nào hết, giờ đây cậu cần phải bình tĩnh. Bởi việc cậu sợ có liên quan tới tâm linh, nên thái độ của cậu sẽ quyết định cả cuộc đời cậu!

Vừa nghe tới đó thím Liên đã kêu lên:

- Có gì nghiêm trọng sao thầy? Trời ơi, con tôi…

Nhà sư dịu giọng:

- Chuyện này chỉ có mình cậu đây giải quyết được thôi, xin bà cứ bình tĩnh. Mà thôi, để cho dễ cả hai mẹ con, xin bà tạm ra hậu điện ngồi uống nước. Thầy cần nói thêm với cậu đây vài câu…

Thím Liên đành phải tránh đi, nhưng vẫn hướng mắt đầy lo lắng về phía con trai. Trong khi đó sư Chơn Phước chỉ nhìn về phía Toàn, không nói gì, nhưng hình như đang khuyến khích anh nói. Và Toàn nói rất thật lòng:

- Con sợ một cái gì đó vô hình! Cụ thể là mỗi khi con có ý định tới gặp Diệu Hương, người mà mẹ con định cưới cho con thì y như là con bị cái gì đó hành xác con dữ lắm, đến nỗi có lần con đang ngồi trên xe mà bị rớt xuống đất lúc nào không hay! Mà không phải một lần, nó cứ xảy ra hoài mỗi lần con gặp hay nghĩ tới cô gái ấy. Lúc đầu con tưởng mình bị bệnh, nhưng sau này ngẫm lại con mới hiểu, nếu con không nghĩ tới ai khác phái thì không có chuyện gì… Con đã đi khám bệnh tâm thần, thầy thuốc không phát hiện bất cứ bệnh tật gì ở con. Con hoang mang quá, mà ngày mẹ con muốn con cưới vợ cũng không còn xa nữa. Vậy con phải làm sao?

Nhà sư trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Thầy không rành chuyện thần bí đó, nhưng nhìn khí sắc con ta đoán chắc con bị một ám ảnh gì đó lớn lắm. Ta hỏi thật, từ nào đến giờ con đã từng qua đời vợ nào chưa?

Toàn đáp ngay:

- Dạ chưa! Từ nào đến giờ con ở nhà cha mẹ, con đi học, rồi bây giờ mẹ con bắt đi lấy vợ. Con chưa hề…

Nhà sư lại thêm một phút trầm ngâm:

- Ta có nghiên cứu quẻ dịch, cho nên khi mẹ cậu và cậu chưa tới đây ta đã có bói một quẻ, ta lấy làm lạ là sao… cậu còn trẻ như vầy mà đã vướng chuyện tình trường?

Toàn lại chối bai bải:

- Không có đâu thầy! Năm nay con mới có mười tám, mà mấy năm trước con chỉ biết lo học hành…

Nhưng chợt anh khựng lại, bởi trong đầu Toàn dường như đang có một tiếng khóc nức nở của ai đó, lúc thì như vọng lại từ bên ngoài, lúc lại như đang ở trong đầu… đủ khiến cho Toàn vừa sợ hãi lại vừa như tò mò…

- Cậu sao vậy? Có phải…

Toàn đành thú thật:

- Con đang nghe ai đó khóc! Mà điều này cũng thường xảy ra! Người ta chỉ khóc văng vẳng thôi, vậy mà con nghe như triệu triệu lời trách móc, đay nghiến… Con làm sao bây giờ đây thầy?

Nhà sư đột ngột đặt tay lên giữa trán của Toàn trong vài giây rồi nói nhanh:

- Cậu mắc nợ ai đó một lời thề hay một lời hứa gì đó quan trọng lắm!

Toàn chợt thoát ra khỏi trạng thái đang mắc phải sau câu nói của nhà sư Nhưng anh vẫn không thừa nhận:

- Con không hề có điều gì với ai hết! Hay là…

Trong đầu anh lại tiếp tục nghe những âm thanh như lúc nãy, điều này khiến Toàn hiểu rằng hễ anh chối bỏ điều như nhà sư nói thì anh bị… ai đó làm cho rơi vào tình trạng khó chịu này!

Sư Chơn Phước bỗng đứng dậy, ông nói dứt khoát:

- Cậu về suy nghĩ kỹ lại coi, mình có phạm điều gì như thầy vừa nói không? Phải tìm ra căn nguyên thì mới hy vọng giúp cậu thoát qua trạng thái này.

Ông ra ngoài báo cho thím Liên:

- Bà đưa cậu ấy về đi, không có gì đáng lo cả. Nhưng theo thầy thì bà nên hoản chuyện tính cưới vợ cho cậu ấy, cho đến khi nào tự cậu ấy thấy cần.

Thím Liên lo lắng định hỏi thêm, nhưng nhà sư đã lặng lẽ bước về chánh điện, bắt đầu buổi kinh sáng như thường lệ. Mà một buổi cầu kinh của thầy thì kéo dài đến giữa trưa, không gì làm cho ông bỏ dở buổi kinh…
Toàn giục mẹ mình:

- Mình về thôi, má!

Suốt trên quãng đường về dù bà cố dò hỏi, nhưng Toàn không hé răng nửa lời về buổi trò chuyện với nhà sư. Chỉ khi về đến gần nhà Toàn mới đột nhiên nói:

- Con muốn đi qua bà nội!

Thím Liên ngạc nhiên:

- Qua bên đó làm gì con, để bữa khác đi cho sớm, bây giờ gần giữa trưa rồi, đây qua đó đến hơn trăm cây số.

Nhưng Toàn vẫn cương quyết:

- Con có việc này cần lắm, con phải đi!

Chưa bao giờ thím Liên thấy con như vậy! Bà nghĩ có lẽ nhà sư đã nói gì đó nên Toàn mới gấp đi như thế. Bà đành phải chấp thuận, nhưng căn dặn:

- Nếu liệu không về sớm được thì con ở bên đó ngủ với nội, bữa sau về cũng được.

Toàn đáp gọn lõn:

- Vài bữa con mới về!

° ° ° Thấy cháu nội về bất ngờ, bà nội Năm đã ngạc nhiên, mà bà còn ngạc nhiên hơn khi Toàn hỏi:

- Nội nhớ ông giáo Luận không nội?

- Giáo Luận nào, phải ông giáo ngày trước dạy con và mấy đứa trong nhà rồi chết bất đắc kỳ tử đó không?

- Dạ, đúng rồi nội. Ông giáo chẳng biết tại sao chết, nhưng nội cấm tụi con không đứa nào được qua nhà đó nữa từ sau khi ông ấy chết!

Bà nội Năm gục gật đầu:

- Nhớ chứ. Mà sao tự nhiên con hỏi thăm nhà đó làm gì?

- Dạ… con muốn biết coi bây giờ còn ở chỗ cũ không?

- Còn. Nhưng con không nhớ lời nội dặn sao, nhà đó… có vong, không nên tới!

Toàn ngơ ngác:

- Có vong là sao nội?

- Là có người chết bởi… âm hồn, nên âm khí nơi đó nặng nề lấm!

- Thì ra chỉ vì chuyện ấy mà ngày trước nội cấm không cho tụi con qua đó, đến nỗi bây giờ con muốn quên đường qua nhà của thầy luôn. Mà nè nội, sao nội tin làm gì chuyện vong hồn gì đó. Thầy Luận là người tốt, thầy được học sinh kính yêu, rồi thầy chẳng may chết sớm, vậy có gì đâu gọi là vong với âm hồn?

Bà nội Năm hạ thấp giọng như sợ có người nghe:

- Chính vì ông giáo chết bất đắc nên người ta mới nói… Mà thôi, chuyện nhà đó đã lâu rồi không qua lại, con còn nhắc tới làm gì. Mà chuyến này con về là để lo việc gì, sao má mày đâu không về?

Toàn đáp khiến bà nội giật mình:

- Con về chỉ vì chuyện nhà ông giáo!

Bà nội trố mắt:

- Chuyện gì?

Toàn gấp gáp đứng lên:

- Để con đi xong việc rồi về chơi mấy bữa.

Anh đi thang ra cửa trước sự lo lắng của nội:

- Mà con đi đâu?

- Việc riêng của con mà!

Nơi Toàn tìm tới đúng là ngôi nhà của ông giáo Luận. Lâu ngày không ghé qua, quả là có nhiều thay đổi, nên Toàn phải hỏi mấy lượt người ta mới chỉ cho:

- Nhà thầy giáo Luận từ khi ông ấy mất thì có nhiều thay đổi. Hồi xưa đường vào nhà thầy là đi bên cạnh đình làng, nhưng những năm trước người ta bít con đường đó, mở con đường mới đi từ bến sông lên gần hơn. Bây giờ cậu cứ theo lộ xe đây, đi tới chỗ bến đớ, thấy có cái cổng xi măng đề mấy chữ: Từ đường ông Hội Đồng, cậu cứ theo đó mà đi chừng vài trăm mét, hỏi nhà giáo Luận ai cũng biết.

Đọc truyện ma – Lời thề độc

Toàn còn nhớ thời anh còn nhỏ đã từng đi qua ngõ này, nhà hội đồng Kinh lớn nhất vùng, có nuôi nhiều chó dữ, nên tuy con đường qua lại đã có từ lâu, nhưng bọn trẻ như anh không thích đi, bởi sợ chó. Mà người thường nhắc Toàn không nên đi lối này lại là một cô gái, bạn học với Toàn, mà lúc này Toàn đang chợt nhớ tới, Quỳnh Mai!

Chuyện Toàn trở về đây đột ngột là cũng bởi Quỳnh Mai. Cô bạn học này ngày xưa suýt nữa đã cùng với Toàn lên Sài Gòn học tiếp bằng Tú Tài, nếu không vì cái chết đột ngột của ông giáo. Rồi từ đó Toàn không còn liên lạc gì, dẫu khi học ở Sài Gòn trong mấy năm đầu anh cũng đã có gửi về năm sáu lá thư mà không thấy hồi âm…

- Cậu tìm nhà ai?

Thấy Toàn ăn mặc ra dáng công tử nên một chị gánh hàng rong lên tiếng hỏi. Toàn đã nhớ lối vào nhà thầy Luận, nên chỉ tay và đáp:

- Nhà thầy giáo Luân.

Chị đó buông gánh hàng xuống, nhìn Toàn một lượt rồi nói:

- Chắc lâu lắm cậu không tới đây phải không?

- Dạ đúng. Tôi học ở Sài Gòn…

- Thảo nào…

Toàn ngạc nhiên:

- Có gì vậy chị?

- Cậu biết ông giáo đã chết?

- Dạ biết. Hồi ông giáo chết tôi còn ở xứ này.

- Nhưng… những cái chết sau đó cậu có biết?

- Ai chết? Những cái chết nào?

Chị bán hàng chưa kịp nói thì bỗng Toàn vụt chạy về hướng ngôi nhà mà anh đang đi tìm. Trong đầu anh dường như đang có một linh tính gì đó…

Lúc đẩy cánh cổng cây đã mục nát Toàn mới chợt nhận ra sự hoang vắng của ngôi nhà. Ngoài cánh cổng mục, cái sân rộng cũng mọc đầy cỏ um tùm. Khi Toàn bước vào cửa trong thì đã hiểu ngôi nhà không có người ở từ lâu. Cửa đóng kín, khóa bên ngoài bằng một ống kháa to đã rỉ sét.

- Sao kỳ vậy?

Toàn đang tự hỏi thì chợt anh nghe tiếng bước chân từ phía bên hông nhà, cùng lúc có người cất tiếng gọi:

- Cậu tìm gì trong này?

Toàn quay lại bắt gặp một người đàn ông lớn tuổi, ăn mặc kiểu một nông dân vừa đi đồng về, trên tay ông còn cầm cây cuốc đầy bùn.

- Dạ, cháu muốn tìm nhà thầy Luận. Tìm… cô Quỳnh Mai?

Bỗng người nọ kêu lên:

- Cậu là cậu Toàn cháu bà nội Năm phải không?

Toàn ngơ ngác:

- Chú đây là…

Vị lão nông lột chiếc nón lá đang đội trên đầu xuống, lộ ra một khuôn mặt khá quen thuộc với Toàn:

- Cậu Sáu!

Thì ra người đang đứng trước mặt Toàn là cậu thứ Sáu trong nhà này, tức em vợ thầy Luận, mà hồi trước khi còn qua đây chơi, Toàn thường được cậu hái ổi cho ăn.

- Thằng bây giờ lớn đại! Mà sao cói bây giờ con mới về hả Toàn?

Trong câu hỏi dường như có sự trách móc. Toàn cũng cố ngượng:

- Dạ, do con đi học ở Sài Gòn, con có viết thư về cho Quỳnh Mai, mà không thấy trả lời.

Cậu Sáu nhẹ thở dài, rồi chỉ tay ra sau bảo Toàn:

- Bây giờ cậu ở ngôi nhà phía sau vườn. Hồi xưa nó là phía sau, nhưng bây giờ trở thành cửa trước, bởi nhà không còn ai nên cậu đóng cửa trước này lại, chỉ ra vào cửa sau thôi. Qua nhà đi rồi cậu kể chuyện cho nghe.

Ông đi trước dẫn đường, đến khi lọt vào phía vườn sau, Toàn mới nhớ ra, hồi đó ở sau vườn này anh và Quỳnh Mai đã từng chơi đùa, hái trái và đôi khi còn tắm sông.

Ngỏ sau này đúng là còn có một lối đi thông ra phía đình làng.

- Sao cậu ở một mình?

Không trả lời Toàn, chờ khi vào nhà rồi ông mới nói:

- Cậu bây giờ sống ở đây một mình để hương khói cho cả nhà.

Toàn hốt hoảng:

- Cả nhà nào?

Chỉ tay về tủ thờ lớn, cậu Sáu đáp, giọng buồn hiu:

- Cả nhà anh chị tôi đều chết hết cách nay hơn ba năm rồi!

- Trời ơi!

Toàn nhìn lên tủ thờ, anh còn sửng sốt hơn khi thấy có ảnh của Quỳnh Mai:

- Huệ… Huệ cũng… chết rồi sao cậu?

Giọng cậu Sáu chùn xuống:

- Sau khi ba nó chết đột ngột thì hơn một năm sau thì bỗng nửa đêm đến phiên chị tôi cũng chết theo. Tôi cứ tưởng là chuyện bình thường, nhưng vừa chôn cất chị tôi được vài tuần thì bỗng con Quỳnh Mai cũng lăn đùng ra chết mà chẳng có bệnh hoạn gì! Mà nào có hết, hai đứa chị của nó đi dạy học xa cũng bị tai nạn chết cùng lúc, sau đó chỉ mấy tháng!
Toàn không còn giữ được bình tĩnh, anh thảng thốt kêu lên:

- Trời ơi!

Cậu Sáu có lẽ lâu lắm không được kể với ai về chuyện nhà, một bi kịch mà vì nó hầu như cả làng này không còn ai dám lui tới nhà ông nữa:

- Đúng là những cái chết không bình thường. Một bi kịch mà không hiểu ông trời có ghét bỏ gì nhà này không mà lại rơi xuống thảm khốc như vậy! Từ đó nhà này tiêu điều luôn, tôi nhiều lần rao bán nhà nhưng chẳng ai dám mua, mà càng ngày càng xa lánh nữa. Tôi đành phải thui thủi sống một mình để nhang khói cho họ.

- Nhưng tại sao lại có chuyện bi thảm vậy, cậu Sáu?

Cậu đứng lên, đi lấy ra một hộp giấy nhỏ, trong đó chứa nhiều thư từ, giấy tờ cũ. Trong số này có cả mấy lá thư của Toàn, còn nguyên chưa được xé ra. Toàn hiểu ra, anh chép miệng:

- Thảo nào con chờ hồi âm mãi mà không có.

Cậu Sáu còn lấy ra một tờ giấy cũ khác đưa cho Toàn:

- Con có đọc được chữ này không?

Toàn cầm lấy xem qua rồi lắc đầu:

- Đây giống như chữ Cao Miên, con không đọc được.

- Đúng đây là chữ Miên. Tờ giấy này do một đạo sĩ người Miên, trong lễ an táng anh giáo Luận thì ông này ghé lại đốt nén hương trước quan tài và xin giấy bút, viết một hơi và bảo người nhà đi tìm người đọc và làm theo. Sau khi an táng anh rể tôi rồi do lu bu, vả lại xứ này có ai biết đọc chữ Miên, nên tờ giấy này phải hơn một năm sau mới được dịch nghĩa ra và… bi kịch đã xảy ra rồi!

Toàn giật mình:

- Trong giấy nói gì vậy?

- Đó là lời của vị đạo sĩ giỏi về bắt vong gọi hồn, ông ấy biết trước sự việc sẽ xảy ra sau cái chết của giáo Luận và khuyên người nhà nên cúng vái, ngăn ngừa… Nhưng do không đọc được tờ giấy này nên thảm họa đã xảy ra!

- Trong đó nói gì?

- Ông ta nói giáo Luận chết vì đúng giờ trùng, lại gặp đúng hung tinh tác động, nên từ một cái chết sẽ kéo theo nhiều cái chết nữa của người trong nhà, nếu không kịp ngăn ngừa!

- Nhưng ngăn bằng cách nào?

Ông nhìn thẳng vào mặt Toàn, giọng đầy lo lắng:

- Bất cứ ai có liên hệ đến người chết đều có thể bị nguy. Anh rể tôi chết vào giờ trùng, gặp hung tinh Bạch Hổ, nên vợ rồi con đều phải liên lụy, trong số những đứa con của anh chị tôi có con Quỳnh Mai, nó ẩn tuổi cha, lại cùng mạng hỏa với cha nó, nên khả năng gây họa của nó cao hơn hết trong nhà! Bởi vậy kể từ khi nó chết tôi đã rà soát trong nhà coi có ai có thể bị ảnh hưởng bởi sao xấu của nó không mà chưa thấy. Nghe nói, nếu khi còn sống mà con Quỳnh Mai có quan hệ tình cảm với ai thì người đó sẽ không yên.

Ông nói xong cầm mấy lá thư của Toàn trả lại cho anh ta:

- May là những lá thư này nó chưa đọc, chứ nếu không thì…

Bỗng ông giật mình kêu lên:

- Mà không xong rồi! Cậu có tên trong sổ lưu bút của nó, lại đứng đầu sổ nữa.

Ông chạy đi lấy ra quyển sổ lưu bút đã cũ, đưa cho Toàn xem:

- Đây nè, cậu xem!

Toàn nhớ ngay quyển lưu bút này. Hồi đó chính Quỳnh Mai đã đưa cho anh và còn nói:

- Trong sổ này em chỉ muốn anh và hai người bạn nữa viết thôi, em không thích cho nhiều người viết. Anh là bạn thân duy nhất của Huệ, còn hai người kia là anh họ xa, đều là những người thân thiết nhất của Huệ!

Toàn vừa nhìn vào và kêu lên sửng sốt:

- Anh Hòa, thằng Lương, cả hai người cũng lên Sài Gòn học với con và… cả hai đã chết hết rồi!

Cậu Sáu không kìm chế được đã run run thốt lên:

- Chỉ còn mình con…

Toàn lặng người đi. Anh đang nhớ tới những tiếng khóc kỳ lạ trong đầu, rồi những lần anh bị cản trở trong khi nghĩ tới người con gái nào đó, anh đứng bật dậy, trên tay vẫn còn cầm quyển lưu bút, anh chạy bay ra cửa. Cậu Sáu kêu theo:

- Con phải cẩn thận!

Kể hết mọi chuyện cho sư Chơn Phước nghe, rồi Toàn đặt quyển lưu bút xuống trước mặt ông, nói tiếp:

- Con nghĩ điều thầy nói con có quan hệ tình cảm với ai đó rồi bị người ta bám theo phá, có lẽ là người này.

Nhà sư nhẹ lắc đầu:

- Chuyện tà ma thì không có trong cửa Phật, nhưng tà ma ở chung quanh ta cũng không thể nào biết hết được. Tuy nhiên chuyện của con ta nghĩ cũng không quá nghiêm trọng, theo suy đoán của ta thì cô gái này tuy vậy vẫn còn lòng tin nơi con, nên những gì cô ấy báo ứng cho con thấy đủ biết là cô ấy không muốn hại con như những người khác.

- Vậy con phải làm sao bây giờ đây thầy?

Đưa trả lại quyển lưu bút cho Toàn, nhà sư bảo:

- Con thử đem đốt quyển sổ này xem, có thể nó có tác dụng gì đó…

Toàn lo lắng:

- Nhưng trong đó có ảnh của con. Có phải gở ảnh ra không sư?

- Không cần. Con nên đốt luôn thử xem.

Ông còn nói thêm:

- Con nên thực hiện việc này ngoài khuôn viên chùa.

Toàn nghe lời, anh cầm quyển lưu bút đem ra bờ sông cách chùa hơn nửa cây số và châm lửa đốt.

Một làn khói xanh bay lên không trung và cứ quyện mãi theo gió, lâu lắm mới tan…

Không biết chuyện gì đã xảy ra. Chỉ biết rằng sau đó Toàn không còn thấy những hiện tượng kỳ lạ nữa. Cũng không còn nghe tiếng khóc mơ hồ kia nữa…

Sáu tháng sau thì cái tin Toàn cưới vợ chẳng những cha mẹ anh mừng, mà ngay như nhà sư Chơn Phước cũng vui trong lòng. Ít ra thì ông cũng đã giúp được một kiếp nạn được hóa giải…



Read more…

Ma thổi đèn - Quyển 1 - Chương 1

20:01 |

Truyện ma tôi đã từng đọc rất nhiều rồi. Kinh hãi có, Rùng rợn có,Cảm thông có.Nhưng thú vị, hấp dẫn và lôi cuốn thì phải kể đến bộ truyện dưới đây:

Truyện kể về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của bộ ba: Hồ Bát Nhất, quân nhân giải ngũ có cuốn “Thập lục tự Âm dương Phong thủy bí thuật” bửu bối của ông nội; Tuyền béo, con nhà lính, bắn súng như chớp; Shirley Dương, nữ triệu phú Hoa kiều, cũng là cháu ngoại một tay trộm mộ lẫy lừng - chính là ba Mô kim hiệu uý đương thời. Ba con người, ba mục tiêu và động cơ khác nhau nhưng lại cùng dấn bước vào sa mạc hung hiểm để truy tìm tòa thành cổ Tinh Tuyệt thần bí.

 Bản lĩnh- vũ khí mạnh nhất trong hành trình tìm kiếm những điều thần bí của bộ ba Hồ Bát Nhất, Tuyền Béo và Shirley Dương, chỉ tiếc là, họ không biết được những lời nguyền đáng sợ nào đang đợi họ…và những cuộc phiêu lưu khám phá nào nữa bắt đầu?
......................
 Mời các bạn cùng nghe audio, cùng hòa mình vào cuộc phiêu lưu kỳ thú này để cảm nhận và trải nghiệm nào!


Chương 2 
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Read more…

Người khăn trắng- Phần 5

00:53 |

Phần kết truyện Người khăn trắng tác giả đã làm cho người đọc không khỏi ngỡ ngàng "Tình yêu và tội lỗi nó luôn luôn song hành". Một cái kết khiến người đọc thấy hoàn toàn thú vị và hưng phấn. Cùng đi đến phần 5 của truyện người khăn trắng thôi các bạn. 
Mặc dù cánh cửa làm bằng kính nhưng phá hủy nó cũng không phải dễ. Tuấn Khanh đã phải dùng đến thanh gỗ nhặt ở bên ngoài cửa hiệu đem vào nện mạnh nhiều cái vô tấm kính nhưng nó chỉ rạn nứt chứ không bể hẳn ra. Hơn nữa lại còn thêm một lượt chấn song sắt ở phía trong nên dẫu nó có bể nát, người bên ngoài cũng không thể xông vô được. Thêm vài cú nện nữa, cánh cửa để lộ ra một lỗ hổng đủ để Tuấn Khanh ghé mắt nhìn bên trong. Anh hét to: 
- Hoàng Huy, ông mở cửa ra. Pháp luật không để yên cho ông tiếp tục hại người. 
Không có tiếng đáp lại dù Tuấn Khanh đã gào đến khản cổ. Anh hoang mang bảo bà Diễm Hương đang lập cập cạnh bên: 
- Đúng là một tên ngoan cố số một. 
Bà Diễm Hương run giọng: 
- Hắn nhất quyết không chịu phục thiện đâu. 
- Xưa kia ông Hoàng Huy có phải là kẻ ác ôn không? 
- Chỉ khi tôi không còn là vợ hắn, hắn tự biến thành một con người dễ sợ. 
- Phải chăng ông ta có oán hận bà? 
Nghe hỏi, bà Diễm Hương cúi đầu: 
- Lẽ ra hắn phải biết thông cảm cho tôi nếu hắn yêu tôi thật sự. 
Chẳng phải kẻ tò mò, nhưng trước tình tiết của câu chuyện Tuấn Khanh bỗng nôn nao muốn biết: 
- Bà có thể nói rõ hơn vấn đề được chứ? 
Làn da mặt đang nhợt nhạt của bà Diễm Hương vụt pha đậm sắc đỏ hồng. Trông cử chỉ của bà rất ngượng nghịu: 
- Chuyện riêng của chúng tôi mà để cho cậu biết thì kỳ quá. Nhưng không nói cậu lại nghĩ xấu về tôi. 
Thấy người phụ nữ có vẻ khó mở lời, Tuấn Khanh tế nhị ngăn bà ta lại: 
- Thôi để lúc khác vậy. Việc cần thiết bây giờ là phải xông vào được bên trong.
Bà Diễm Hương tỏ ra can đảm hơn: 
- Đúng. Phải xông vào bên trong mới biết được hắn đang làm gì em gái tôi. 
Giật thanh gỗ trên tay Tuấn Khanh bà Diễm Hương dùng hết sức mình đập vào cánh cửa kính dày cộm làm nó bể toang thành một lỗ hổng lớn. Bây giờ thì cả hai có thể nhìn thấy rõ mọi vật ở căn phòng kín bên trong. Nhưng chẳng có bóng một ai, lẽ nào ông Hoàng Huy đã độn thổ chui xuống đất. Bà Diễm Hương kêu lên trước: 
- Gã nghệ nhân này còn có cái tài tàng hình nữa hay sao? 
Tuấn Khanh cũng nhìn cô nói: 
- Dẫu có tàng hình thì ông ta cũng không thể làm biến mất một tử thi và một người còn sống khác. Chắc chắn bên trong có căn phòng ngầm, nhất định ông Hoàng Huy đã đưa họ vào đó. 
Bà Diễm Hương chợt kêu lên: 
- Dường như có một cầu thang dẫn lên lầu ngay sát bức vách này. 
Tuấn Khanh chớp nhanh mắt: 
- Ồ, sao chúng ta lại không nghĩ ra sớm cơ chứ. Đến giai đoạn này thì phải nhờ tới chính quyền tiếp tay thôi. 
Bà Diễm Hương nói: 
- Chuyện ấy để cho tôi. Cậu hãy nghĩ cách khống chế gã điên khùng ấy trước.


Không có thời gian bàn bạc lâu Tuấn Khanh chạy ào ra khỏi cửa hiệu rồi nhóng mắt nhìn lên tầng lầu cao ngất trụ ở phía gian trong, cách mặt tiền hơn chục mét. Chà, khó lòng mà leo lên đó bằng con đường tắt, nhưng dẫu khó tới đâu anh cũng phải làm vì tính mạng của Hương Lan đang nằm trong tay gã Hoàng Huy cuồng loạn. Rất có thể sự chậm trễ của anh sẽ gây ra cái chết cho cô. Đầu vừa nghĩ là tay chân hành động ngay, Tuấn Khanh không sợ nguy hiểm cho bản thân đã tìm cách leo lên mái nhà và anh đã bị trượt té. Mặc dù vậy, Tuấn Khanh vẫn không chịu bỏ cuộc mà lại tiếp tục trèo lên, ngã xuống nhiều lần tới khi ngồi được trên mái nhà của cửa hiệu Hoàng Huy. Có một số người hiếu kỳ tụm lại để coi và trong mắt họ, anh đúng là một tên điên không phải kẻ bình thường. Cũng chẳng cần phân bua hoặc giải thích việc mình làm. Tuấn Khanh mãi lo chuyện cứu người nên chỉ hướng về phía tầng lầu mà anh phải trèo được qua bên đó! 



Nói đến ông Hoàng Huy thì sau khi chạy thoát được vô trong nhà ông đã hiểu mọi việc đến đây sẽ phải chấm dứt. Nhưng ông quyết không cam lòng như thế! Ông cần phải sáng tạo thêm thật nhiều pho tượng và cần phải trả thù cho cái số phận khốn kiếp của ông. Chẳng phải người vợ cũ của ông đang ở bên ngoài cửa hiệu đó sao? Nhất định bà ta chưa thể bỏ đi, bà ta còn phải nán lại để hỏi han ông về cô em gái cưng của mình chứ. Ông Hoàng Huy thật không ngờ Diễm Hà có liên quan tình thân với người vợ cũ. Khi sát hại cô ta, ông chỉ cho đó là một ả đàn bà đẹp không thể sống để làm tổn thương đến cánh đàn ông đang trong hoàn cảnh khốn đốn như ông. Khi xưa, còn chung sống với bà Diễm Hương thì cô em vợ này chỉ mới là một đứa bé gái kháu khỉnh, dễ thương. Nó thường được ông cho quà và cũng quý mến ông. Vậy mà bẵng đi một thời gian dài, sau khi chị nó bỏ rơi ông, nó lớn lên xinh đẹp nhưng tính tình lại giống hệt chị nó. Vừa gặp lại, tuy không nhận ra đó là em gái của vợ cũ song với những cá tính ấy và sắc đẹp trời cho ấy thì nhất định cô ta không có quyền được sống thêm. Thế là ông đã hành động theo ý nghĩ độc lập bấy lâu nay. Người mẫu Diễm Hà đã bị biến thành tượng bổ sung vào quân số tác phẩm nghệ thuật trong cửa hiệu của ông. Tiếc thay, bọn nhóc con kia đã làm hỏng hết quá trình sáng tạo gian khổ của ông. Làm lộ hết bí mật mà bao năm nay ông ra sức giữ kín. Không, ông phải biến tất cả phụ nữ trên trái đất này thành tượng nghệ thuật để họ đáng yêu hơn, để họ không có cơ hội phản bội. Nhưng còn thời gian, liệu ông còn được bao lâu nữa để làm việc, khi bên ngoài cánh cửa cách ly đang bị người ta dùng vật cứng phá cho nó bung ra. Mỗi tiếng dội mạnh vang lên mà lòng ông Hoàng Huy lại nhói đau. Ông không thể để cái công trình sáng tạo này tiêu tan khi ông vẫn còn hơi thở. Phải tranh thủ, phải biết tận dụng thời khắc ít ỏi để tiếp tục đắp tượng. Và ông đã ra sức đưa hai người phụ nữ, một đã chết từ lâu và một còn thoi thóp thở lên lầu cao. Ông Hoàng Huy mắng Hương Lan khi vác cô: 
- Con bé đáng ghét này, ta sẽ chôn sống mi trong pho tượng thứ hai mươi bảy để gọi là trừng trị mi cái tội đã làm hỏng hết công trình sáng tạo cả đời của ta. Hôm nay ta sẽ trổ tài đắp một lúc hai pho tượng để khi bọn người bên ngoài xông được vô đây thì các ả đã chìm lỉm trong lớp vữa. 


Lên tới chỗ vẫn dùng làm nơi đắp tượng, ông Hoàng Huy bắt tay ngay vào việc. Với cái xác của người mẫu Diễm Hà thì ông tạo lại tư thế đúng y như cũ, còn Hương Lan, vì cô vẫn còn sống nên thân thể mềm oặt, ông buộc phải tạo thế nằm cho cô. Hì hục trộn vữa đắp đắp, nặn nặn, hai bàn tay của ông Hoàng Huy bỗng trở nên nhanh nhẹn hẳn. Có lẽ trong đời mình ông chưa từng phải làm việc theo kiểu gấp gáp như thế! Nhưng đã gấp thì không thể ra hồn được, mặc dù cố đắp nặn đến mệt phờ người ra song khi nhìn lại chẳng phải là tượng mà giống như cái khối vữa lem nhem không có hình thù gì. Dù vậy, ông Hoàng Huy vẫn gắng sức một cách điên khùng cho tới lúc hai thi thể một sống một chết bị đắp vữa lên tới cổ rồi đến phần đầu: 
- Hà hà hà, rồi ta sẽ sửa dáng các cô sau. Đừng lo mình không đẹp bằng các pho tượng bên dưới. 
Ông Hoàng Huy vừa nói, vừa dừng tay để thở nhưng ngay lập tức lúc ấy một bóng người đã lao tới làm hụt hẫng ý tưởng mãn nguyện của ông. Đó chính là Tuấn Khanh, chàng trai đã bất chấp mọi nguy hiểm vì nỗi an nguy của cô bạn gái. Anh quát to khi vừa giáp mặt với ông Hoàng Huy: 
- Mau dừng hành động giết người lại đi! Ông sẽ bị pháp luật trừng trị nếu vẫn còn ngoan cố. 
Rồi anh nhìn nhanh vào hai khối vữa và hỏi: 
- Hương Lan đâu? Mau trả cô ấy lại cho tôi. 
Ông Hoàng Huy không thèm chỉ mà còn ngửa cổ cười, đưa cả hai bàn tay dính đầy vữa lên trời: 
- Ha ha ha, có lẽ giờ này hồn cô gái ấy đã thăng thiên rồi, muốn tìm thì phải bay lên thôi. 


Một cái nhói đau thót ra từ nơi tim khiến Tuấn Khanh không thể kiên nhẫn bật lên câu hỏi tiếp. Anh tự tay hành động bằng cách nhảy xổ đến bên cạnh khối vữa đứng còn đang ướt đẩy thật mạnh cho nó lăn kềnh ra. Quả nhiên, anh đã tìm thấy người bên trong nhưng lại là xác của Diễm Hà. Không ngừng lại, Tuấn Khanh quay ngoắt sang khối vữa có dáng người nằm dài chụp đại vào phần cao nhất vuốt xuôi xuống, nhưng động tác ấy của anh không thể lặp lại lần thứ hai vì ông Hoàng Huy đã phản ứng khi thấy công trình khổ nhọc của mình bị phá hủy. “Bốp” một cú nện thật mạnh bằng cán xẻng của ông Hoàng Huy đập xuống đầu Tuấn Khanh làm anh choáng váng, mặt mũi tối sầm, không còn sức để phát ra cử chỉ tự vệ nào ngoài việc ngã vào đống vữa. Trước khi ngất đi anh còn nghe rõ tiếng bước chân chạy rầm rập của nhiều người rất gần. 

- Bỏ hung khí xuống, ông không được tiếp tục gây tội ác! 
Đang giơ cao chiếc xẻng định kết liễu đời tên thanh niên đã làm hỏng hết bao nhiêu công sức của mình thì tiếng quát đanh thép của ai đó khiến ông Hoàng Huy chựng lại. Trong khi ông ta chưa kịp nhìn rõ kẻ nào ngăn cản mình, hai cánh tay đã bị giữ chặt và ngay lập tức nằm gọn giữa chiếc còng số tám. Chưa hết, ông còn bị một người đàn bà sỉ vả: 
- Dáng dấp trí thức thế này mà hành vi giống như tên đồ tể. Hoàng Huy, tôi căm hờn ông vì ông đã giết chết em gái tôi. 
Rồi bà ta vật vã trước cái xác lem nhem đầy chất vữa kêu la: 
- Ôi, Diễm Hà ơi, em chết thảm quá em ơi! 
Những người đang hiện diện không có thời gian nghe bà ta khóc nên lên tiếng: 
- Hãy lo cứu người đã. Trước tiên phải đưa cậu này đi bệnh viện. 
Bỗng có ai đó phát hiện thêm: 
- Một cô gái đắp tượng vẫn còn thở, mau gạt lớp vữa ra để cứu người! 
Người đàn bà nhóng cao cổ với một chút hy vọng khẽ lóe lên trong mắt nhưng rồi vội tắt ngấm vì bà hiểu rằng đó chẳng phải em gái mình. Bà lại gào lên thảm thiết: 
- Diễm Hà em hỡi, em ơi. Hu hu hu, trả lại mạng cho em tôi! 
Rồi thấy ông Hoàng Huy chưa bị điệu đi, bà đã lao tới cấu xé người chồng cũ: 
- Khốn khiếp, tôi nguyền rủa ông sẽ phải chịu khung hình phạt cao nhất của luật pháp. Dẫu có là ma xuống âm ty địa phủ rồi vẫn phải chịu tội ném vô vạc dầu vì ông đã dám giết em tôi. 
Da mặt ông Hoàng Huy tái xám trước sự việc đổ bể nhưng bờ môi lại mím chặt chưa thoả mãn: 
- Nếu giết chết được cả em thì dù bị phân xác làm trăm mảnh tôi cũng thấy hài lòng. Rất tiếc là tôi không còn cơ hội. 
Chỉ nói được tới đây, ông Hoàng Huy bị dẫn đi trở xuống lầu. Đến chỗ đầu cầu thang, ông bỗng đẩy người đang thừa hành nhiệm vụ sang một bên rồi lao mình xuống với ý định tự vẫn. Một tiếng “huỵch” vang lên khá mạnh kèm theo tiếng la ó của những người đang có mặt gây ra bối cảnh náo loạn, ầm ĩ lên. Nhưng việc trốn chạy của ông Hoàng Huy không được toại nguyện bởi độ cao của cầu thang chẳng đủ đưa ông về thế giới bên kia, chỉ khiến ông bị chấn thương nhiều chỗ trên thân thể. Lúc này người ta thông báo là đã phát hiện thêm hai mươi lăm xác người nữa nằm trong các pho tượng của ông Hoàng Huy. Nghe tin đó ai cũng rùng mình. 

Tại bệnh viện dù được coi là nhân chứng quan trọng cần cấp cứu trước tiên nhưng Hương Lan lại không hề hấn gì và đã tỉnh sau khi lượng thuốc mê trong người hết công dụng. Cô ngơ ngác nhìn quanh rồi nghe các nhân viên y tá của bệnh viện kể sơ lược lại quá trình đã cứu cô. Nghe xong, Hương Lan chớp mắt kêu: 
- Thế mà tôi cứ ngỡ hồn mình đã du địa phủ rồi chứ. 
Một cô y tá nói: 
- Trong ba người bị đưa vô đây cấp cứu thì chị là nhẹ nhất. Còn hai người đàn ông, ai cũng đều nặng cả. 
Hương Lan khẽ nhíu mày: 
- Đàn ông, những hai người cơ à? 
Cô y tá gật đầu: 
- Hai người nhưng một trẻ, một già. Anh thanh niên bị thương phần đầu hơi nặng và mất khá nhiều máu. 
Tự dưng Hương Lan thảng thốt lên: 
- Tuấn Khanh, có phải là Tuấn Khanh không? 
Cô y tá tròn mắt: 
- Tôi không biết tên tuổi của anh ta, chỉ biết anh ta được đưa vô đây cấp cứu cùng với cô. 
- Còn người già? 
- Không già đâu. Chỉ nói thế để dễ phân biệt thôi, chứ ông ta ở độ tuổi trung niên. Đặc biệt người đàn ông này dẫu đang bị thương nặng vẫn có người canh giữ. Chắc ông ta là tội phạm. 
Trò chuyện tới đó Hương Lan đã hiểu được phần nào sự việc. Phải chăng vì cứu cô mà Tuấn Khanh bị thương nặng đến thế? Gã Hoàng Huy thật độc ác, nhưng sao hắn cũng bị thương. Họ đã ẩu đả với nhau chăng? Còn cái xác chết của Diễm Hà thì sao? Ôi, cứ hễ nghĩ tới là Hương Lan lại rùng mình. Không biết ấn tượng này sẽ làm cho cô phải khiếp hãi đến bao giờ mới hết? Ngồi im trên giường bệnh một lúc cho tâm thần thật tỉnh táo, Hương Lan mới hỏi tiếp cô y tá: 
- Người thanh niên kia hiện giờ ở đâu? 
Cô y tá chịu khó nói: 
- Trong phòng cấp cứu, người không phận sự chẳng thể vào được đâu. 
- Nhưng tôi là bạn của anh ta. 
- Cũng không ngoại lệ được. Việc của chị hiện giờ là nghỉ ngơi chờ người ta đến thẩm vấn. Tôi nghe nói loáng thoáng đây là một vụ án rất nghiêm trọng, có nhiều người chết. 
- Sao? 
- Chị là người trong cuộc mà còn ngạc nhiên ư? 
Nét mặt Hương Lan ngẩn ngơ: 
- Tôi chẳng hiểu gì cả. 
Cô y tá nhìn Hương Lan nói: 
- Liệu sau sự kiện ghê gớm này chị có mắc phải chứng hoang tưởng không? 
Nghe hỏi thế, Hương Lan chợt nổi nóng: 
- Vậy trong mắt mọi người hiện giờ tôi sắp thành người điên à? 
Cô y tá vội xoa dịu: 
- Ồ, chớ có quá kích động. Làm người điên cũng khó, không phải dễ đâu nghe. Tình huống này chỉ có thể xảy ra cho hai người đàn ông thôi. Còn chị chắc chỉ mắc thêm chứng sợ ma. 
Hương Lan tròn mắt, trái tim trong người cô thoi thóp bởi hai từ “sợ ma” vừa được nghe. Chẳng phải những ngày vừa qua cô đã quá sợ rồi sao. Ôi nghĩ lại mà thấy ghê. May cho cô là cái xác chết của Diễm Hà không bốc mùi xú uế và hồn ma bị thác oan uổng của cô ta cũng không quậy quạng gì. Chứ nếu không, trái tim “thỏ đế” của Hương Lan dễ gì còn thoát ra nhịp đập. Cô phải dùng tay xoa lên các khoảng da thịt đang nổi gai để tự trấn an mình. Ngay lúc đó, cô y tá bận việc ra khỏi phòng. Hương Lan cũng vội đi theo. Đi dọc dãy hành lang bệnh viện, qua cửa phòng nào cô cũng ghé mắt ngó với hy vọng tìm thấy chỗ Tuấn Khanh nằm. Mải nhìn, cô va phải một chiếc xe đẩy xác đi ngang qua và sợ hãi thét rú lên: 
- Á!!! 
Cùng lúc với tiếng kêu là những hình thù ma quái xuất hiện, chờn vờn chung quanh, khiến Hương Lan ôm đầu bỏ chạy và cô đã tông thẳng vào phòng cấp cứu để rồi bị điệu trở ra. Chợt có người gọi tên cô: 
- Hương Lan! 
Đang hoảng loạn, nhưng vừa nghe tiếng gọi quen quen, Hương Lan đã dừng lại dáo dác: 
- Tuấn Khanh... phải Tuấn Khanh đó không? 
Tiếng đáp lại từ một giường bệnh nhân bị quấn băng kín cả đầu, đang truyền dịch trông có vẻ rất nặng. Giọng nói đáp lại thều thào, khó nghe: 
- Tôi đây! 
Hương Lan nhảy xổ tới: 
- Ôi, sao lại đến nông nổi này? 
Mấy bóng áo trắng đang có mặt trong phòng ngăn cô lại: 
- Bệnh nhân này vừa mới tỉnh, chưa thể tiếp xúc nói nhiều được. Yêu cầu cô đi ra. 
Hương Lan òa khóc: 
- Không. Tôi là người thân duy nhất của anh ấy tại thành phố này. Xin cho tôi được ở đây chăm sóc anh. 
Đề nghị của cô không được chấp thuận nên Hương Lan vẫn bị đẩy ra: 
- Mong cô chấp hành nội quy của bệnh viện. Đây là phòng cấp cứu, người không phận sự không được vô. 
Ở bên ngoài cánh cửa kính cách ly. Hương Lan giãy đành đạch: 
- Cho tôi gặp anh ấy... anh cần có tôi ở bên cạnh. 
Nhưng phải đến mấy ngày sau cô mới có cơ hội chăm sóc cho Tuấn Khanh ở phòng hồi sức và vô cùng thất kinh khi nghe những lời kể về chuyện đã xảy ra. Tuy gặp nạn nhưng lòng cô thấy thoang thoảng niềm vui vì người thanh niên đó đã cứu cô mà quên cả tính mạng của mình. 

Đang chuẩn bị để ra viện thì Hương Lan đến dẫn theo người phụ nữ mà Tuấn Khanh cũng từng biết. Bà ta trao gói quà vào tay anh nhưng ánh mắt buồn hiu: 
- Có ít đường, sữa biếu cậu dùng cho mau lại sức. 
Tuấn Khanh cảm thấy lòng khó nghĩ: 
- Bà làm tôi ngại quá. Nếu đây là sự trả ơn tôi không dám nhận đâu. 
Bà Diễm Hương vỗ vai anh: 
- Cậu nghĩ ngợi chi nhiều, ơn cứu mạng của cậu làm sao tôi trả nổi, chút quà mọn là tấm lòng tôi... 
Dù còn rất yếu nhưng Tuấn Khanh cố bật cười vui vẻ: 
- Bà nói ra tôi mới nhớ rằng mình cũng đã mắc nợ... nếu như trong tình huống khẩn cấp ấy bà không chạy đi báo với chính quyền kịp thời thế chắc đầu tôi đã bị chiếc xẻng của gã Hoàng Huy chẻ đôi rồi. Không khéo giờ này tôi cũng đã hội nhập vào đội quân ma nữ trong cửa hiệu trưng bày quỷ quái của gã nghệ nhân mất tính người. 
Bà Diễm Hương sụt sịt khóc: 
- Híc híc híc, kể ra thì mọi tội lỗi của Hoàng Huy xuất phát từ sự hận thù của người đàn ông bị bỏ rơi. Cậu còn nhớ câu chuyện tôi kể cho cậu nghe nửa chừng không? Thú thật, sau sự việc này xảy ra tôi cũng thấy hổ thẹn lắm, và cả lương tâm ray rứt nữa. Tất cả đều tại tôi. 
Hương Lan vội tìm lời an ủi: 
- Bà không cần phải nhận lỗi. Ông Hoàng Huy đã giết rất nhiều người thì ông ta phải chịu sự trừng trị của luật pháp, bà đâu có liên quan. Hơn nữa, ông ta còn cướp đi mạng sống của em gái bà. 
Nước mắt chảy thành dòng trên má người phụ nữ tuổi xuân đã về chiều. Bà Diễm Hương nghẹn ngào: 
- Diễm Hà chết thật oan uổng, nhưng đáng thương hơn là đã bị Hoàng Huy sát hại rồi đem đắp thành tượng. 
Tuấn Khanh đưa mắt nhìn chung cả hai người phụ nữ, anh dò hỏi: 
- Ngoài cô người mẫu Diễm Hà ra còn có bao nhiêu kẻ hứng chịu cơn hận thù của gã nghệ nhân ấy? 
Bà Diễm Hương thẫn thờ nói: 
- Nhiều vô kể. Mỗi pho tượng là một người bị thác oan. 
Nghe qua, Tuấn Khanh sững sờ đến nỗi không nói được thành câu. Anh thật sự không ngờ mức độ nghiêm trọng như thế. Tiếng Hương Lan khe khẽ ở bên tai: 
- Cứ nghĩ đến chuyện này là khắp người tôi lại nổi gai. Tôi nhớ có lần anh Khanh đã nói đùa cái cửa hiệu trưng bày ấy giống như nghĩa trang ẩn mình, thế mà lại đúng. Hôm người ta phá hủy những pho tượng để lấy xác, tôi không dám đến gần xem chỉ nghe lời kháo qua, kháo lại mà cũng sợ chết khiếp. Thì tại tôi đã có quãng thời gian sống và làm việc giữa bao nhiêu xác chết. Ôi, hễ nhớ tới là tôi lại bủn rủn toàn thân. 
Thái độ của Tuấn Khanh không như cô. Anh lộ vẻ đau xót ra ngoài mặt: 
- Đâu có gì đáng cho chúng ta phải khiếp hãi, mà cần thương cảm người đã chết nhiều hơn. 
Rồi anh quay hỏi bà Diễm Hương: 
- Cô Diễm Hà đã được an táng chưa? 
Hai hàng lệ trên má bà Diễm Hương vẫn tuôn chảy. Bà nấc lên từng chặp: 
- Xác em gái tôi cũng như những xác được tìm thấy trong các pho tượng tại cửa hiệu đều phải đem đi hoả táng chứ không thể chôn cất như người bình thường, bởi tất cả đã bị ướp hóa chất thịt da sẽ chẳng phân hủy được. 
Tuấn Khanh khẽ gật: 
- Hèn gì khi chúng tôi phát hiện ra xác cô Diễm Hà cho đến lúc sự việc kết thúc tuyệt nhiên không có mùi xú uế. Ông Hoàng Huy cũng thuộc loại đồ tể cao tay. 
Bà Diễm Hương tiếp lời anh: 
- Tôi vừa tiếp xúc với bác sĩ thì vấn đề chúng ta đang nghĩ về ông Hoàng Huy hoàn toàn sai cả bởi theo kết luận của bác sĩ chuyên môn và ban chuyên trách vụ án gã nghệ nhân này là một con bệnh rất đặc biệt. Sở dĩ ông ta có hành vi tội ác là do phải chịu đựng một cơn sốc tình cảm quá nặng mà chính tôi đã trực tiếp gây ra. 
Ngừng lại một chút để tăng cường hơi thở, bà Diễm Hương đi đi, lại lại trong khi nói: 
- Ngày trước lúc mới cưới được tôi, Hoàng Huy yêu tôi lắm! Thậm chí tôi được coi là một nữ hoàng trong lòng của ông ta. Khoảng thời gian hạnh phúc của chúng tôi kéo dài chỉ một năm thì tai họa ập đến làm rã tan tất cả. Vì cứu tôi, ông ta đánh mất cái chức năng của một người chồng khiến tôi một cô vợ trẻ sinh lực dồi dào, tuổi xuân đầy ham muốn đã không thể chấp nhận được và tôi quyết định bỏ ông ta. 
Hương Lan xen giọng vô: 
- Bà cư xử như thế mà không thấy áy náy sao? 
Gương mặt còn rất đỗi thu hút của bà Diễm Hương sượng sùng: 
- Trước sự thống khổ của ông ta tôi cũng rất ray rứt. Nhưng sau đó tôi gặp người đàn ông khác, tôi buộc phải chấm dứt mọi quan hệ với ông ta. 
- Từ đó ông Hoàng Huy mới nuôi ý định trả thù tất cả những người đàn bà? 
Bà Diễm Hương cúi gằm xuống: 
- Có lẽ vậy nên mới xảy ra các sự kiện mà chúng ta đã thấy. 
Tuấn Khanh biện bạch giùm cho người đàn ông: 
- Xét cho cùng ông ta cũng là nạn nhân. 
Bà Diễm Hương thở dài: 
- Sau cú tự tử để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật nhưng không chết ông ta đã bị tổn thương vùng não khá nặng đến độ chẳng còn nhớ gì cả. Đã vậy, đôi chân cũng bị gãy phải ngồi trên xe lăn suốt đời... 
Mặc dù rất khiếp sợ ông ta. Hương Lan cũng chắt lưỡi xuýt xoa: 
- Bất hạnh quá, sống như thế thà chết đi cho đỡ khổ. 
Tuấn Khanh bèn nói nhạo: 
- Cô trù ẻo ông ta chết để thế gian này có thêm một hồn ma bám theo cô mà nhát hả? 
Hương Lan nhảy đong đỏng: 
- Nói bậy, anh thừa biết rằng tôi không thích hợp với những điều rùng rợn ấy.
Tuấn Khanh cười tươi rói: 
- Nhưng hiện tại có gì đáng sợ đâu. Hương Lan, cô có muốn đi thăm ông chủ của cô không? 
Chẳng cần tốn thời gian suy nghĩ, Hương Lan chối đây đẩy: 
- Nếu gặp lại ông ấy tôi sẽ phải sống trong sự khủng hoảng cả đời. Tốt hơn hết là không thăm, không hỏi. 
- Cô là con người không có chút tình nghĩa. 
Bị trách, Hương Lan đỏ mặt cãi: 
- Đó là đối với một mình ông ấy? Còn anh tôi nguyện sẽ có tình. 
- Cô sẽ đến thăm tôi thường xuyên à? 
- Cứ cho là như vậy. 
- Nhưng hôm nay tôi đã xuất viện rồi. 
- Tôi sẽ tới nơi anh ở trọ. 
Tuấn Khanh làm động tác hít hơi dài rồi thở mạnh: 
- Tiếc thật, tôi chỉ còn lưu lại thành phố này vài ngày nữa rồi sau đó trở về quê. 
Hương Lan hỏi hấp tấp: 
- Để làm gì? Chẳng lẽ mới xa nhà tự lập có ít lâu, anh đã không chịu đựng nổi. 
- Không phải không chịu nổi mà là tôi mệt mỏi, tôi muốn trở về lập gia đình. 
Lời Tuấn Khanh nói rất nhẹ nhàng nhưng Hương Lan lại kêu toáng: 
- Cái gì? Anh về nhà lấy vợ ư? 
Điệu bộ của Tuấn Khanh thật buồn cười: 
- Thì trước sau gì cũng phải thế thôi mà. Phải chi tôi nghe lời ba má tôi cưới đại cô gái mà ông bà đã chọn thì đâu phải trải qua những ngày tháng này. Quả là không đâu êm ấm và bình yên bằng chính nhà mình. 
Chờ nghe Tuấn Khanh nói dứt câu, Hương Lan khóc: 
- Hu hu hu, sao mỗi người một nơi mà số phận trớ trêu lại giống nhau quá vậy? Anh lại bị buộc cưới vợ, còn tôi thì bị ép gả chồng cũng bất mãn trốn đi, rồi lại gặp nhau tình huống éo le. Bây giờ anh tỉnh ngộ quay về, còn tôi biết dự tính gì cho mình chứ. 
Sau một lúc cắn môi nghĩ ngợi,Tuấn Khanh thân ái đặt bàn tay mình lên vai cô gái: 
- Tại sao Hương Lan không làm như tôi, trở về nhà với cha mẹ mình để nhận được sự quan tâm, bao bọc. Thật ra thì chúng mình chưa đủ lông cánh để bay ra vùng vẫy giữa bầu trời rộng bao la đâu. 
Hương Lan vừa khóc vừa nói: 
- Anh trở nên yếu đuối từ bao giờ vậy hả? 
Tuấn Khanh xoa khẽ vùng đầu bị thương: 
- Từ lúc tỉnh lại trên giường bệnh, tôi cứ nghĩ mãi chuyện nếu như mình thiệt mạng sau vụ việc vừa qua thì chắc chắn sẽ làm đau lòng những người thân. Cô không biết đó thôi, tôi là “hạt giống” duy nhất của dòng họ, khi tôi trốn đi chắc chắn ở nhà sẽ ầm ĩ cả lên. Không chừng mọi người đang tốn công sức bủa đi tìm tôi cũng nên. 
Nghe Tuấn Khanh nói, Hương Lan cũng mếu máo thổ lộ: 
- Thì gia đình nào mà chẳng vậy. Tuy không tận mắt chứng kiến nhưng tôi linh cảm ba má tôi rất lo lắng và đổ nhiều nước mắt khóc vì tôi. 
- Thế thì còn chờ gì mà cô không chịu về nhà đi? 
- Cám ơn sự động viên của anh. Điều tôi ngần ngại là sợ bị ép lấy chồng, nhất là phải lấy người mình chưa hề có tình cảm. 
Tự dưng Tuấn Khanh hỏi: 
- Cho phép tôi được tò mò một chút trong lòng cô thật sự có ai chưa? 
Hương Lan bẽn lẽn vì có thêm người thứ ba là Diễm Hương đang hiện diện kế bên nên không thể thổ lộ. Cô cắn môi quay mặt đi hướng khác nói lí nhí trong cổ họng: 
- Lẽ đương nhiên là phải có, lớn chừng này chứ đâu phải là trẻ con. 

Ngày trở về quê, tuy không hẹn mà cả hai lại gặp nhau ở bến xe. Vừa cầm vé quay ra, Tuấn Khanh đã đụng phải Hương Lan đang xếp hàng phía sau. Anh vừa thích thú, vừa ngạc nhiên: 
- Ủa, cô cũng về chung tuyến đường với tôi sao? 
Hương Lan mở to mắt, dáng điệu buồn: 
- Có thể chung tuyến nhưng lại cách xa đường đất vì mỗi người ở mỗi địa phương khác nhau. 
Tuấn Khanh xốc chiếc túi nặng trĩu một bên vai, cười thật tươi: 
- Được gần gũi thêm vài giờ cũng đã tốt lắm rồi. Còn những gì chưa nói hết ta tranh thủ nói kẻo không còn cơ hội. Nào, để tôi mua vé giùm cô. 
Rồi không chờ nhận tiền của Hương Lan đưa, Tuấn Khanh quay lại mua thêm một tấm vé nữa. Lúc sau anh quay ra kéo tay cô: 
- Đi, xe đậu ở đàng kia! 
Với mớ hành lý cũng không nhẹ nhõm gì, Hương Lan lục tục theo sau Tuấn Khanh, lòng ngổn ngang trăm mối. Quyết định trở về quê với Hương Lan là sự miễn cưỡng chứ chẳng phải cô có ý muốn quay về. Bởi cô rất sợ cha mẹ mình chưa hiểu ra vấn đề lại tiếp tục ép con. Mà lấy một người không thương lúc này càng không thể chấp nhận vì trái tim cô đã có nơi vương vấn. Ôi, phải chi cô có thể nói ra được điều mong muốn. Ngồi yên vị ở hàng ghế đầu tiên xe nhưng Hương Lan cứ thở dài liên tục. Thỉnh thoảng, cô lại liếc sang phía Tuấn Khanh rồi quay đi khi không bắt được tín hiệu nào nơi anh. Khoảng thời gian chờ đợi chiếc xe bán đủ vé khởi hành cũng hơi lâu nhưng Tuấn Khanh chỉ nói với cô mỗi một câu: 
- Nếu có say xe thì hãy uống thuốc vào. 
Hừm, thế mà cứ tưởng anh ta sẽ nói với mình câu quan trọng nhất đời người kia chứ. Trái tim Hương Lan thầm hậm hực trong lồng ngực và vẻ mặt cô thì cau lại như kẻ vừa nhấm phải ớt cay. Cô chẳng thèm đáp lại lời Tuấn Khanh, mắt đăm đăm nhìn thẳng về phía trước. Lúc chiếc xe bắt đầu lăn bánh để tách bến cô mới nghe Tuấn Khanh hỏi tiếp câu thứ hai: 
- Bộ cô không thích về nhà sao mà trông buồn quá vậy? 
Hương Lan nhếch môi như người ốm không thể gượng nói nổi: 
- Buồn hay vui là tâm trạng của riêng tôi, anh cần chi biết đến. 
- Nhưng chúng ta đã là bạn, chẳng lẽ lại không quan tâm tới nhau. 
- Thì anh cứ vui với niềm vui sắp sum họp của mình đi. Nếu có nghe lời gia đình cưới vợ thì nhớ mời tôi tới dự với. 
Lời Hương Lan chứa đựng nhiều trách cứ nhưng Tuấn Khanh thì lại như không hiểu, trông anh vô tư tới mức độ đáng ghét: 
- Cô không cần phải nhắc. Ngày trọng đại của tôi nhất định phải có đông vui bạn bè, không thể sót một ai. Cô sẽ là người nhận thiệp mời trước tiên. 
Trong mắt Hương Lan dường như đang lấp lánh hai giọt nước, chỉ cần cô chớp nhẹ tức thời nó sẽ vỡ òa ra tràn khỏi mi. May thay, một luồng gió thốc mạnh vào trong xe để Hương Lan có cơ hội lau nhanh những giọt lệ nóng ấm, không cho Tuấn Khanh kịp nhìn thấy. Chiếc xe tốc hành vẫn đều đều lăn bánh đưa số hành khách tới nơi họ cần đến. Chuyến đi khá dài nên ngoài vài người hay chuyện, hầu hết ngủ gà, ngủ gật. Tuấn Khanh và Hương Lan không ngồi chung một hàng ghế, nói qua lại được ít câu rồi cũng im lặng với những suy diễn riêng tư. Từ trong đầu Tuấn Khanh, chẳng phải anh không nghĩ tới Hương Lan. Nhưng cô gái ấy với anh cứ như lửa và nước, ở cách xa thì thấy nhớ nhung quyến luyến, nhưng vừa gặp mặt lại khắc khẩu thế nào. Thời gian qua quen và tiếp xúc với Hương Lan, anh cũng đã tự hỏi lòng mình có thể chấp nhận mẫu người như cô không? Đôi khi Tuấn Khanh cảm nhận được một điều gì rất lạ chợt len lỏi vào tim, thứ mà anh cho là lạ lẫm ấy thật dịu êm, tạo trong anh cảm giác của người đang choáng ngợp giữa biển khơi hạnh phúc. Đấy phải chăng là tình yêu, là thiên đường mà người người đều mơ đạt được nó? Nhưng phải nói câu tỏ tình với cô ta thật khó, bởi anh lo Hương Lan không chấp nhận thì anh chẳng biết độn thổ vào đâu trong cái thế giới bé nhỏ này. Thôi, cứ phó mặc cho ông trời. Có duyên tất sẽ dun rủi hai bên nhích tới còn không thì tự động cách xa. Với ý nghĩ đó nên Tuấn Khanh đã trở thành kẻ vô tâm trước sự chờ đợi của Hương Lan cho đến lúc cả hai phải chia tay. Chiếc xe dừng lại ở ngay một ngã ba và cô gái đã nuốt lệ bước xuống: 
- Chúc anh may mắn và hạnh phúc... 
Ngồi trên xe Tuấn Khanh cũng vẫy tay lại với Hương Lan: 
- Tôi chúc cô giống hệt cô đã chúc cho tôi. 
Hương Lan ngước mắt nói với theo: 
- Xin đừng quên tôi nhé! 
Cơn xúc động trong lòng Tuấn Khanh bây giờ mới trào dâng. Anh cảm thấy nghẹn ở cổ nhưng cố bật lên thành tiếng: 
- Cô cũng phải luôn nhớ tôi. Rảnh nhớ viết thư tâm sự với tôi nghen. 
Chiếc xe lại tiếp tục lăn bánh không cho họ có nhiều thời gian để thổ lộ ra chuyện thầm kín bên trong. Khoảng cách giữa hai người bắt đầu xa dần đến lúc họ không còn nhìn thấy nhau được nữa. Đứng chơ vơ giữa ngã ba đường, Hương Lan không dám khóc nhưng những giọt lệ đong đầy trong mắt đã tràn hết ra ngoài. Đúng là ông trời không hề có ý sắp đặt cô và người thanh niên ấy được ăn đời ở kiếp với nhau. Đành vậy chứ phải biết tính sao, dẫu có thét lên van xin anh ta cũng đã đi mất rồi. Buồn bã, Hương Lan xách hành lý đi chầm chậm về phía ngôi làng đang ẩn hiện mãi đằng xa. Chẳng biết có ai đón nhận sự trở về của cô không? Nhưng dù phải chịu hình phạt ra sao cô cũng đành chấp nhận vì cánh chim non không đủ sức bay xa, đúng như Tuấn Khanh đã nói. Từng bước rồi từng bước, đi mãi một hồi lâu Hương Lan cũng đã về tới trước cổng nhà mình. Vẫn giàn hoa thiên lý mà ngày nào cô đã trồng đang điểm những chùm bông. Vẫn mái ngói đỏ au chưa kịp bám rêu xanh. Vẫn hàng dừa sai quằn trái, buổi trưa nắng nóng nào cô cũng trèo hái. Mọi thứ đều đáng yêu, đều quen thuộc, vậy mà cô đã bỏ nó để ra đi, để chịu đựng biết bao điều khổ nhục, xa cha, xa mẹ, đói khát, cô đơn và những cơn sợ hãi không thể kể hết bằng lời được. Tuấn Khanh đã thức tỉnh sự dại dột của cô, anh ta khuyên cô quay về là đúng đắn. Ôi, Tuấn Khanh, tại sao anh vẫn chưa nói gì với em? 

Mặc dù Hương Lan được cha mẹ chấp nhận cho trở về nhà nhưng cô vẫn phải lấy chồng theo đúng sự sắp đặt của gia đình. Bởi bên nhà trai chưa hề hay biết việc cô dâu đã bỏ trốn một thời gian do chú rể bị tai nạn phải nằm viện. Thật là một cơ may ngẫu nhiên giúp cho nhà gái khỏi bẽ mặt. Bây giờ Hương Lan đã về đến lại trùng khớp với việc xin cưới của đàng trai. 
Lần này Hương Lan không phản đối nhưng cũng không hẳn cô vui vẻ nhận lời. Lập gia đình là nghĩa vụ của mỗi người nhưng chung sống với kẻ không yêu hẳn là khổ sở lắm! Hương Lan chẳng hiểu sao số phận của mình lại trớ trêu đến thế. Chỉ mỗi việc lấy chồng, mà cũng không có chút tự do. Làm đàn bà thật khổ thân, cứ bị người ta giết quách như cô người mẫu Diễm Hà là bớt phải đau xót. Bây giờ Hương Lan đã quên những ngày phải đối đầu với những cơn mơ quái dị, với xác chết trong pho tượng, với một gã tâm thần phân liệt và với giây phút cận kề giữa cái sống cái chết. Tất cả những điều đó đã qua đi rồi, chuyện nhân duyên cô đành cắn răng phó mặc ông Trời đưa đẩy cô tới bến nào tùy ý. “Trong nhờ, đục chịu” xưa nay phận gái hai mươi bến nước mà có ai tránh khỏi số Trời đâu. Nằm bẹp trong buồng để khóc lóc, than van. Hương Lan chẳng màng đến ăn uống khiến người gầy đi trông rất xấu. Mẹ cô phải năn nỉ: 
- Hương Lan. Con đừng có làm thế! Chỉ còn ít hôm nữa là đám cưới rồi. 
Hương Lan quay mặt vào tường nói: 
- Đám cưới thì có gì mà vui. Cũng giống như đám ma thôi, có đông đủ anh em họ hàng đưa tiễn. 
Mẹ cô lớn tiếng mắng: 
- Nói bậy. Đám cưới mà ví giống đám ma không sợ xui xẻo hả. 
- Đã xui rồi còn phải sợ làm chi nữa. Lấy một người chồng không vừa ý chẳng phải là đen đủi cả đời sao. 
- Nhưng thằng đó cũng tốt, là con trai một của gia đình có của ăn của để. Nếu không phải mạnh mối lái, người ta chẳng thèm con đâu, đừng làm bộ õng ẹo nữa. 
Nghe nói vậy, Hương Lan bật dậy khỏi chỗ nằm: 
- Con đang cầu mong họ chê để con được làm gái ế, không phải lo chuyện hầu hạ người dưng. 
Mẹ cô trợn mắt kêu: 
- Trời ơi, đã lớn thế này mà còn nói năng tùy tiện vậy. Sao lại gọi là hầu hạ người dưng chứ? Cha mẹ đã gả con đi rồi thì sống chết con là người nhà của họ, con phải có trách nhiệm và bổn phận. Làm gái ế xấu hổ lắm chứ chẳng đẹp đẽ gì đâu. Hơn nữa, con phải lấy chồng để các em của con lớn lên không bị cái vía “gái già” của chị làm mất duyên! 
- Thì ra ghê gớm vậy sao? 
Gương mặt của Hương Lan trông càng nặng nề hơn. Thì ra nếu cô không lấy chồng sẽ trở thành bức rào cản đường đi của các em. Ôi, quy luật gì kỳ cục vậy? Thế này cô đành phải buông xuôi theo số mạng chứ không còn lối nào để thoát! Đang đau khổ, cô bỗng nhớ đến Tuấn Khanh: 
- Tuấn Khanh! Phải chi chồng sắp cưới của tôi là anh thì tôi sẽ vui lòng ưng chịu. 
Mẹ cô không nghe rõ con gái mình đang lảm nhảm điều gì nên ra sức động viên: 
- Thôỉ đừng buồn nữa con. Rồi đâu cũng vào đấy cả thôi, miễn con biết hòa hợp với người ta. Tình yêu đến muộn không có nghĩa là không hạnh phúc. 
Nói tới đây mẹ cô thay đổi thái độ vui vẻ hơn: 
- À, áo cưới của con đã may xong, một lát nữa nhà trai sẽ cho người qua dẫn con đi thử áo. Mau sửa sang lại mặt mày, chớ có nặng trịch thế này làm phật ý người ta. 
Hương Lan gượng cười: 
- Thì con sẽ vui ngay đây mà. Lấy chồng chứ đâu có phải trúng số độc đắc đâu. 
- Tổ cha cô. Gái miền quê mà được con nhà giàu hỏi cưới thì trúng số cũng không bằng. - Bà mẹ lại mắng yêu. 
- Con không chịu hạ giá trị mình dữ vậy đâu. Ông chồng tương lai của con chắc gì đã hơn con. 
- Làm cao vừa vừa thôi cô nương. Chỉ sợ khi thấy người ta rồi, cô lại đòi phải cưới gấp không chịu cho chậm trễ. 
Hương Lan ngúng nguẩy bên cạnh mẹ: 
- Không đời nào có chuyện đó xảy ra, mẹ cứ tin con đi. 


Rồi cô kể lại cho mẹ nghe những ngày tháng gian khổ khi bỏ nhà ra đi. Cả sự kiện suýt chết trong tay ông chủ hiệu bị tâm thần, Hương Lan cũng không giấu mẹ. Riêng việc cô có gặp và quen biết với một người thanh niên thì giữ kín. Mà nói ra bây giờ có ích gì khi chỉ còn vài hôm nữa cô đã phải bước lên xe hoa. Hương Lan không muốn mẹ lo thêm chuyện tình cảm riêng tư của con gái, nếu như lấy chồng rồi mà lòng vẫn tơ vương. Cần phải quên tất cả thôi, cứ coi đó là một kỷ niệm đã từng đến trong đời. 


Lễ hỏi của Hương Lan được tổ chức trước đám cưới một ngày. Tuy đã đồng ý lấy chồng cô vẫn thấy lòng buồn nao nao buồn. Thế là cô chỉ còn trọn vẹn một ngày làm con gái. Qua khỏi đêm mai cô đã biến thành người phụ nữ có chồng. Hai tiếng “có chồng” thật đơn giản nhưng sao dễ sợ quá, giống như bản án tù chung thân vậy. 


Trong chiếc áo dài màu xanh hy vọng bằng thứ vải lụa tơ tằm đắt giá mà đàng trai đã may cho, trông Hương Lan thật đẹp dù nỗi buồn vẫn chứa đầy trong mắt. Bởi niềm hy vọng của riêng cô đã lịm tắt, cô chỉ biết cúi đầu chấp nhận sự đặt để của ông Trời. Cầu mong người chồng của cô có cái đầu hiểu biết và tấm lòng nhân hậu, thương yêu. Chỉ thế thôi, Hương Lan chẳng dám ước ao gì hơn nữa: 
- Đã sửa soạn xong chưa? Ra chào đàng trai mau. 


Tiếng thúc giục của ai đó, Hương Lan cũng chẳng buồn quan tâm. Cô thẫn thờ bước ra khỏi phòng, khi tấm rèm được vén sang một bên, không hồi hộp cũng không cảm thấy run rẩy như tâm trạng chung của các cô dâu. Hương Lan chẳng ngước mặt nhìn ai, cô cúi đầu chào những người của họ đàng trai rồi rót rượu nói lí nhí câu mời. Cho đến lúc nhận sính lễ, sự kiện kinh ngạc đột ngột xảy ra. Hương Lan giật nảy mình bởi tiếng kêu: 
- Ôi! Cô là cô dâu của tôi sao? 
Âm thanh rất quen khiến Hương Lan không thể tảng lờ được. Cô ngó lên và cũng bộc lộ sự thảng thốt: 
- Là anh à! 
Thì ra chú rể của Hương Lan chính là Tuấn Khanh chứ chẳng phải một gã xa lạ nào khác. Thật thú vị biết bao, chắc ông Trời đã chiếu cố tới cô nên ra tay đổi người chứ làm gì có chuyện hi hữu đến như vậy. Quá mừng rỡ, Hương Lan quên là mình đang đứng trước mặt nhiều người đại diện cho cả hai họ, cô tóm lấy tay Tuấn Khanh mà lắc: 
- Gặp lại anh tôi mừng quá. Sao anh giữ kín chuyện để tới giờ này mới chịu chường mặt ra? 


Tuấn Khanh cũng giống như Hương Lan, tựa người bị rơi từ trên trời xuống mặt đất. Vì anh đâu có ngờ cô gái mà cha mẹ anh cố tình ép phải lấy là Hương Lan. Chuyện thật mà cứ ngỡ như mơ. Nếu biết rõ sự thể anh cần chi trốn chạy, bởi cô gái này đã in hình bóng trong tim anh từ lâu. Nhưng xét lại, nếu không bỏ đi thì anh đâu gặp được Hương Lan để tình cảm có cơ hội phát sinh. Bây giờ biết cô sẽ là vợ mình, ruột gan Tuấn Khanh nở ra từng khúc. Anh nhoẻn miệng cười toe toét: 
- Đúng là trái đất này nhỏ bé quá. Cứ tưởng hai chúng mình khó có cơ hội gặp lại nhau, nào ngờ chỉ cách vài bước chân. Điều thú vị nữa là chúng ta sắp thành vợ, thành chồng. 
Sắc mặt Hương Lan đỏ bừng dù cô chỉ trang điểm một chút phấn hồng nơi gò má. Cô cúi mặt thẹn thùng: 
- Ai thèm làm vợ anh! 
Tuấn Khanh liền bắt bẻ: 
- Không thèm sao rót rượu mời ba má của người ta? 
Quả nhiên Hương Lan không thể đối đáp lại ngoài việc duy nhất là chịu trận với cơn hổ thẹn kéo dài. May thay, mẹ của cô đã lên tiếng cứu nguy giùm con gái bằng thái độ hớn hở: 
- Coi bộ cô với cậu đã quen biết nhau rồi hả? Thật tốt quá, thế thì không còn gì đáng ngại rồi. 
Phía đàng trai cũng ồn ào nói vun vào: 
- Ngó hai đứa xứng đôi quá trời. Nhất định sẽ hợp nhau, giàu sang phú quý. 
Buổi lễ ra mắt tiếp tục khiến Tuấn Khanh và Hương Lan không có điều kiện để nói chuyện riêng tư mà phải răm rắp làm theo sự điều khiển của những người lớn tuổi có trọng trách trong buổi lễ ăn hỏi cho đến khi thủ tục xong xuôi. Tuấn Khanh theo Hương Lan vào phòng mà không hề câu nệ, anh khẽ hỏi: 
- Em có mệt lắm không? 
Hương Lan dùng tay che miệng đáp: 
- Không mệt mà chỉ tức. 
Tuấn Khanh đứng ngây mặt: 
- Sao lại tức? Bộ chê chú rể xấu trai không xứng để trao thân, gửi phận ư? 
- Nói sai rồi. 
- Vậy thì vấn đề gì? 
- Ghét anh. 
- Tôi làm gì nên tội? 
- Đừng vờ vĩnh. Tội lớn bằng trời, không kể ra hết được đâu. 
- Nhưng thật sự tôi không biết mình đã phạm tội gì? 
Hương Lan chợt chìa cho anh chiếc gương soi mặt mà cô thường dùng để trang điểm: 
- Hãy nhìn vào đó rồi sẽ thấy. 
Tuấn Khanh làm theo lời cô nói nhưng anh vẫn ngẩn ngơ: 
- Tôi có thấy gì đâu ngoài khuôn mặt của mình. 
- Hình ảnh đó không phải của anh mà là của một tên tội phạm tầm cỡ. Hắn đã dám... - Hương Lan khúc khích cười. 
Tới đây thì Tuấn Khanh vụt hiểu, anh lập tức cuốn theo câu chuyện của Hương Lan bằng cách bẹo má cô: 
- Đúng. Hắn đã dám to gan hỏi cưới một con ma nữ về làm vợ. 
Chiếc môi mọng đỏ màu son của Hương Lan cong cớn. Cô sấn tới bên anh, điệu bộ thật đanh đá: 
- Ai cho phép anh dám gọi vợ mình là ma nữ? 
Tuấn Khanh rụt cổ làm bộ sợ: 
- Không ai cho, chỉ tại tôi nhớ lại chuyện đã qua rồi ấn tượng. 
- Về điều gì? 
- Vậy ư? Cần nhờ gì cô cứ nói ra đi. 
Hương Lan hơi liếc mắt: 
- Một lát nữa ra chào quan khách, anh cài thêm giùm em mấy nhánh hoa. 
Tuấn Khanh khoanh tay, mặt rất nghiêm: 
- Cài thêm hoa làm chi? Chẳng phải cô vừa bảo thôi là gì. 
- Đó là do anh nói mà. 
- Tôi không cãi, chỉ tại cô làm chảnh. 
Đột nhiên Hương Lan phì lên cười: 
- Anh còn chảnh hơn tôi. 
- Ai thích ăn ớt chấm muối đâu. 
- Xin lỗi. Đừng có giận khó coi lắm! 
- Cô nói trỏng, biết ai diễm phúc nhận. 
Bị bắt bẻ liên miên, Hương Lan thấy nóng lòng gọi đại luôn: 
- Anh Khanh bỏ qua cho em đi. Chẳng gì em cũng đang là cô dâu của anh rồi.
Niềm vui trong lòng Tuấn Khanh dâng ngập tràn ra cả mắt, cả môi trước sự thay đổi cách xưng hô của cô vợ mới. Tuy nhiên, anh vẫn còn yêu sách: 
- Hãy nói lại một lần nữa đi, Hương Lan. 
Không cảm thấy khó chịu vì bị yêu cầu. Hương Lan ngoan ngoãn đáp ứng: 
- Em xin anh đừng để bụng thái độ trẻ con của em hồi nãy nữa. 
Tuấn Khanh cũng cư xử với cô dịu dàng: 
- Hương Lan à, anh hỏi thật em có cảm thấy vui vẻ với cuộc hôn nhân này không? 
Đưa ngón trỏ lên miệng cắn nhè nhẹ để tạo cảm giác bâng khuâng trước vấn đề đang được hỏi, Hương Lan e lệ nói: 
- Khi chưa biết anh là chú rể, em nghe lòng mình buồn và khổ sở vô hạn. Nhưng đến lúc nhìn thấy anh, em vui tới mức độ muốn hét toáng cả lên. 
- Tại vì sao? 
- Em nghĩ là anh đã hiểu rõ điều ấy rồi, cần chi phải đặt thành câu hỏi nữa. 
Tuấn Khanh thì thầm như hơi gió: 
- Hiểu sao rõ bằng chính miệng nói ra được. Hương Lan, anh thật sự rất yêu em. 
Da mặt bên dưới lớp phấn điểm trang của Hương Lan nóng rân, cô đẩy vai Tuấn Khanh nhích ra xa để cảm thấy bớt ngượng: 
- Liệu anh có bày trò để đùa em không? 
Tuấn Khanh nắm tay cô dúi thẳng vào ngực mình: 
- Hãy kiểm tra thử xem thật hay đùa. Lúc không biết em chính là người cha mẹ muốn hỏi cưới, anh cũng đau khổ lắm? Tính làm một chuyến phiêu lưu dài ngày khác. Nhưng bây giờ đã rõ là em rồi thì chỉ có thể làm đám cưới thật sớm thật nhanh thôi. 
Hương Lan véo mũi anh: 
- Cưới người ta hấp tấp về để ăn hiếp hay sao? 
Một bên mắt của Tuấn Khanh khẽ nheo nheo đầy chọc ghẹo: 
- Với em thì chỉ có nhờ đến ma mới mong thắng được thôi. Người gì lá gan như con muỗi. 
Sực nhớ lại chuyện cũ, Hương Lan rùng mình hai ba cái: 
- Ma thì ai mà không sợ. Ôi! Cứ nghĩ đến cái cửa hiệu trưng bày đó là tim em lại nhói đau. 
- Triệu chứng của bệnh nan y rồi, lấy anh đi anh làm bảo vệ cho. 
Hương Lan véo vô hông anh thật đau: 
- Em đang là cô dâu đây chứ không phải tượng có chứa xác người chết từng làm chúng ta sợ. 


Tuy không cảm thấy đau nhưng Tuấn Khanh vẫn nhảy loi choi để gây cười cho Hương Lan trong ngày vui của họ. Mọi phiền não bây giờ không còn nữa mà trước mắt cả hai người đang là một khu vườn nở tràn ngập bông hoa. Tiếng gọi cô dâu, chú rể ra chào bàn ngoài cửa phòng nhưng họ chẳng hề nghe mà mải mê choáng ngợp với nụ hôn hạnh phúc.
Read more…